Tổng quan về Sapphire

5/5 - (1 bình chọn)

Tổng quan chung

Khoáng vât: Corundum

Công thức hóa học: Al2O3

Màu sắc: Tất cả các màu trừ màu đỏ

Đa sắc: Mạnh

Chiết suất: 1.762-1.778

Hệ tinh thể: Ba phương

Độ cứng: 9 Mohs

Tỷ trọng: 4.0

Phát quang: Sapphire lam : không phát quang, Sapphire hồng: Đỏ, sapphire không màu: Da cam vàng, tím

Sapphire là các biến loại màu khác nhau (trừ màu đỏ) của khoáng vật Corundum. Dải màu rộng với các tone đậm nhạt khác nhau tạo nên sự phong phú về màu sắc của chúng. (Hình 1).

Hình 1 : Các tone màu của saphir

Hiệu ứng trong sapphire

Bên cạnh những màu sắc sặc sỡ, bắt mắt, đánh đúng vào thị hiếu của người tiêu dung thì Sapphire lại có những hiệu ứng rất đặc biệt mà không phải loại đá nào cũng có. Thường gặp nhất là hiệu ứng sao, hiệu ứng mắt mèo, hiếm gặp hơn là hiệu ứng đổi màu. Hiệu ứng sao là do các bao thể rutil nằm song song với trục tinh thể. (Hình 2, 3).

Hình 2 : Bao thể rutile trong sapphire
Hình 3: Hiệu ứng sao ở sapphire

Xử lý, tổng hợp

2.1: Xử lý

Việc xử lý đã quý xảy ra ở rất nhiều loại đá khác nhau. Mục đích của việc xử lý để tăng chất lượng của viên đá mà cụ thể là tăng độ trong và tăng cường màu. Saphir cũng vậy. Hơn 90% saphir đã bị xử lý nhiệt, tuy nhiên thị trường vẫn chấp nhận chúng là hàng tự nhiên. Chúng cũng được xử lý để tăng cường độ tinh khiết và màu sắc. Ngoài ra còn được tạo sao giả. Viên đá sau khi được xử lý thường sẽ có màu đậm hơn, khử  những màu xấu như màu nâu. Giảm bớt hoặc loại bỏ được các màng mây giúp tăng độ tinh khiết.

Hình 4: Xử lý nhiệt khuyết tán ở sapphire

          Một số phương pháp xử lý phổ biến hiện nay là xử lý thủy tinh chì, xử lý berilium, bắn sao tạo hiệu ứng sao giả, xử lý nhiệt, chiếu xạ, khuếch tán nhiệt (Hình 4), nhuộm màu,…

          Các kỹ thuật xử lý ngày càng tinh vi rất khó để xác định. Nếu không có kiến thức và kinh nghiệm trong việc giám định thì rất khó có thể xác định được các dấu hiệu xử lý trong sapphire.

2.2: Tổng hợp

Sapphire rất hiếm nhưng nhu cầu sử dụng của khách hàng thì cao, vậy nên từ xa xưa rất nhiều nơi đã tìm ra cách tổng hợp sapphire. Những viên sapphire tổng hợp cho chất lượng tốt hơn mà giá thành thì thấp hơn rất nhiều so với những viên có cùng chất lượng. Các kỹ thuật tổng hợp khác nhau được áp dụng như : phương pháp Veinuil, phương pháp chất trợ dung, phương pháp nhiệt dịch,…

Hiện nay đã tổng hợp được tất cả các màu của sapphire, kể cả những màu hiếm như padparascha, hay sapphire sao cũng đã được tổng hợp thành công. (Hình 5) Sapphire không màu được tổng hợp rất nhiều để phục vụ các nền công nghiệp khác nhau.

Hình 5: Corundum tổng hợp theo phương pháp Verneuil

Nếu nhìn bằng mắt thường không thể phân biệt được sapphire tổng hợp hay tự nhiên. Nếu không yên tâm về những sản phẩm của mình, bạn cần đem chúng đến những cơ sở kiểm định uy tín, hiện đại để xác định chúng. Bởi một viên sapphire chất lượng tốt cỡ 1ct sẽ có giá dao động từ 1000-3000$. Với dòng sapphire Kashmir giá có thể lên đến 20.000/ct. Trong khi đó sapphire tổng hợp lại có giá rẻ hơn rất nhiều.

Ứng dụng

Sở dĩ Sapphire nổi tiếng và được ưa chuộng trên thị trường là do chúng có chiết suất cao, màu sắc sặc sỡ và đa dạng đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng. Hầu hết sapphire tự nhiên đều được sử dụng làm đồ trang sức và vật phẩm phong thủy.

Hình 6: Bộ trang sức vàng trắng gắn đá saphir

Với độ cứng là 9 trên thang Mohs, độ cứng chỉ đứng sau kim cương. Vì vậy ngoài được sử dụng làm đồ trang sức, mỹ nghệ,.. sapphire còn được ứng dụng trong nhiều nền công nghiệp khác nhau như làm kính đồng hồ, tranh đá quý, đá mài, bột mài,…

Hình 7: Đĩa mài từ saphir

Những viên sapphire nổi tiếng

Queen Marie of Romania’s Sapphire (nguồn gốc Sri Lanka) là viên sapphire mài facet lớn nhất thế giới, với trọng lượng 478,68 carat. Nhân ngày đăng quang, vua Ferdinald của Rumania đã tặng vợ viên đá này. Hiện nay, viên đá được trưng bày tại Nhà đấu giá Cristie’s ở London và đã được bán với giá 1,494,480$ vào tháng 11/2003.

Hình 8: Queen Marie of Romania’s Sapphire

Star of India là viên Sapphire nặng 563,35 carat; không chỉ có màu xanh da trời xen màu xám tuyệt mỹ, mà còn hiện rõ 6 cánh sao. Đây là viên đá quý do một người buôn đá Ấn Độ mua được. Ông thật sự ấn tượng bởi vẻ lung linh của viên đá nên đã đặt tên là Star of India – Ngôi sao Ấn Độ. Viên đá này đang được lưu giữ ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại New York – Mỹ.

Hình 9 : Star of India

Với trọng lượng lên tới 1.404,49 carat, viên sapphire lớn nhất trên thế giới với tên “Ngôi sao của Adam” đạt giá trị ít nhất là 300 triệu USD ở thời điểm hiện tại. Armil Samoon, một nhà buôn trang sức và đá quý hàng đầu ở Sri Lanka, xác nhận đây là viên sapphire sao xanh lớn nhất thế giới.

Hình 10: Star of Adam
Hình 10: Star of Adam

5. Saphir ở Việt Nam

Từ những năm 1980, Việt Nam đã tìm thấy các mỏ sapphire đầu tiên. Sapphire Việt Nam có 3 kiểu mỏ khác nhau là: kiểu mỏ trong đá hoa, kiểu mỏ trong metapelit, kiểu mỏ lên quan đến basalt, hầu hết được khai thác chủ yếu ở sa khoáng. Kích thước của các tinh thể dài tới 2-7 mm, tại các khu vực Đăk Nông, Ngọc Diệp và Đa Bản kích thước lên tới 30 – 40 mm.

Màu sắc của sapphire Việt Nam khá phong phú. Đặc biệt là kiểu mỏ trong đá hoa. Chúng có thể gặp ở nhiều gam màu khác nhau từ không màu, hồng, tím, da cam, vàng, lục, lam với độ đậm nhạt và sắc thái khác nhau (Hình 11). Độ tinh khiết có thể gặp từ trong suốt đến đục.

Saphir ở Việt Nam
Hình 11: Saphir ở Việt Nam

Sapphire đạt chất lượng ngọc chỉ chiếm 5-15% tùy từng khu vực. Lượng sapphire khai thác được không nhiều và chủ yếu vẫn là loại chất lượng thấp. Sản phẩm khai thác được thường được bán cho mục đích sản xuất tranh đá quý hoặc bán cho các thương nhân Thái Lan để xử lý nhiệt .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

did something