Tính cát khai (cleavage) là khả năng của đá quý vỡ tách ra theo những mặt tinh thể học nhất định (mặt cát khai) khi bị tác động của lực cơ học bên ngoài. Đây là một tính chất vật lý của các là khoáng vật.
Dựa vào khả năng vỡ tách thể hiện qua mặt cát khai, tính cát khai của khoáng vật đá quý được phân thành các mức độ:
- Cát khai hoàn toàn: Khoáng vật vỡ tách theo những mặt bằng phẳng.
- Cát khai trung bình: Khoáng vật võ tách theo những mặt khi bằng phẳng, khi không bằng phẳng
- Cát khai không hoàn toàn: khoáng vật vỡ tách theo những mặt không bằng phẳng
- Không cát khai: khoáng vật vỗ tách theo hướng không cố định
Hình thái mặt vỡ được gọi là vết vỡ. Tùy thuộc đặc điểm bề mặt vết vỡ, người ta phân biệt các kiểu vết vỡ: bằng phẳng, bậc thang, không bằng phẳng, vỏ sò, dạng sợi….
Theo sách “Ngọc học và Thế giới Đá quý” của PGS.TS Ngụy Tuyết Nhung (chủ biên)
Cát khai, trong khoáng vật học, là khuynh hướng vật liệu kết tinh có thể vỡ ra theo một mặt phẳng cấu trúc tinh thể học nhất định.
Các mặt phẳng yếu này là kết quả của những vị trí tinh thể và ion có tính quy luật trong tinh thể, chúng tạo ra những bề mặt phẳng lặp lại mà chúng ta có thể quan sát được dưới kính hiển vi và bằng mắt thường.
Các khai có thể được miêu tả theo nhiều cách khách nhau, như cát khai hoàn toàn, không hoàn toàn
Nếu xét theo 3 trục tinh thể học thông thường thì có thể chia ra: cát khai theo một phương, 2 phương và 3 phương.
Trong khoáng vật học, vết vỡ là hình dạng và cách sắp xếp của một bề mặt được hình thành khi một khoáng vật bị đập vỡ. Các khoáng vật thường có một vết vỡ rất đặc trưng, vì thế các vết vỡ này được dùng để xác định khoáng vật.
One Reply to “Tính cát khai, vết vỡ”