Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa khọc

5/5 - (2 bình chọn)

Nghiên cứu khoa khọc
Các đề tài khoa học trong nước và quốc tế

1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁ QUÝ VIỆT NAM Phạm Văn Long1 , Phạm Đức Anh2 , Phạm Thị Thanh Hiền 3 1.2: Trung tâm Nghiên cứu Kiểm định Đá quý và Vàng 3. Bộ môn Nguyên liệu khoáng, Trường Đại học Mỏ Địa chất

Tóm tắt Đá quý Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1980 của thế kỷ trước với các phát hiện ruby, saphia đầu tiên tại Lục Yên vào năm 1987 trong quá trình lập bản đồ địa chất. Tiếp theo là việc phát hiện mỏ ruby Quỳ Châu (Nghệ An) vào những năm 1990 và một loạt các điểm mỏ saphia liên quan với basalt miền nam Việt Nam. Ruby, saphia chất lượng thương phẩm chủ yếu được khai thác trong sa khoáng đi cùng với các khoáng vật khác như spinel, granat (ở các mỏ Lục Yên, Quỳ Châu) và zircon, peridot (miền nam Việt Nam). Đối với đá quý nhóm II phải kể đến aquamarin, beryl, topaz, thạch anh, tektit, fluorit, opal, canxedon, tuamalin, nephrit, amazonit,… cũng lần lượt được phát hiện và khai thác.

CÁC LOẠI ĐÁ QUÝ NHÓM I (RUBY, SAPHIA, KIM CƯƠNG, EMERALD) Các mỏ ruby và saphia

Khu vực Yên Bái:

Các phát hiện đầu tiên về khoáng vật corindon vào những năm 50 của thế kỷ 20 do các nhà địa chất phát hiện trong quá trình thành lập bản đồ địa chất 1/500.000 lãnh thổ Việt Nam (do nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương làm chủ biên). Tuy nhiên, khi đó chúng ta mới chỉ biết được đó là khoáng vật corindon bình thường và chưa ai biết được giá trị thực của chúng. Ngay từ thời xa xưa, tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã tồn tại một địa danh mang tên chợ Ngọc (khu vực này hiện nay đang nằm dưới lòng hồ Thác Bà) và người ta kể lại rằng những dòng suối chảy qua khu vực trên được bắt nguồn từ Dãy Núi Con Voi chảy xuống khi đó những viên ruby màu đỏ kích thước lớn nằm rải rác dọc theo các dòng suối và người ta thường nhặt về bày trong tủ kính hoặc cho trẻ em chơi. Nếu như có mổ gà, mổ vịt ở khu vực này thì vẫn thỉnh thoảng phát hiện được ruby trong dạ dày của chúng. Cho mãi đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước chúng ta mới biệt được giá trị thực của ruby khi mà có những phát hiện lớn tại Lục Yên và người Thái bắt đầu sang Việt Nam để thu mua với giá rất cao. Hình 1. Ruby faxet mỏ Lục Yên (Yên Bái) Các mỏ ruby thuộc tỉnh Yên Bái nằm rải rác dọc theo quốc lộ 70 kéo dài từ thị xã Yên Bái lên huyện lỵ Lục Yên, với các điểm mỏ nổi tiếng như Tân Hương (nơi khai thác được viên ruby Ngôi sao Việt Nam nặng 2.58kg và hiện được coi là báu vật Quốc gia, một mảnh vỡ nhỏ của viên này nặng 290cts được bán đấu giá năm 1999 với giá 290.000USD), Trúc Lâu (nơi khai thác được viên ruby sao nặng 1.96kg và cũng được coi là báu vật Quốc gia) và Lục Yên (hiện nay các hoạt động khai thác vẫn đang tiếp tục). Tại Tân Hương ta có thể gặp ruby, spinel. Tại Trúc Lâu cũng thường là ruby sao và spinel, còn tại Lục Yên thì ngoài ruby, saphia ta có thể gặp nhiều loại đá quý khác như spinel, tuamalin, amazonit, granat,…. 2 Hình 2. Chợ đá quý Lục Yên (Yên Bái) Mỏ ruby Quỳ Châu: Mỏ ruby Quỳ Châu được phát hiện vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, và ngay từ thời đầu tiên hoạt động khai thác ồ ạt và trái phép của dân đã diễn ra trên một diện tích rộng thuộc các xã Châu Bình, Châu Hồng,…với các điểm mỏ nổi tiếng như đồi Tỷ (nơi phát hiện được những viên có giá trị tiền tỷ) và đồi Triệu (nơi phát hiện những viên có giá trị tiền triệu) (tên các địa danh này do giới đào đá đặt). Về mặt chất lượng, ruby mỏ Quỳ Châu thuộc vào loại ruby đẹp nhất trên thế giới (tương đương với ruby mỏ Mogok của Mianma). Màu đẹp, độ bão hoà màu cao và độ tinh khiết cao. Tại đây khai thác được viên ruby nặng 56cts và bán đấu giá được 560.000USD vào năm 3 1994 Hình 3. Ruby Quỳ Châu (VIGEGO khai thác năm 1996) Lịch sử khai thác tại khu vực đồi Tỷ mang nhiều đau thương và chết chóc. Vào đầu những năm 90 tại đây mỗi ngày có hang nghìn người từ các nơi kéo đến đào đãi để mong được đổi đời và chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Để rồi một vụ sập hầm đau thương đã xảy ra khiến hơn 100 người bị vùi lấp ở độ sâu hơn 80 mét. Khu mỏ ruby Quỳ Châu (Nghệ An) hiện nay thuộc quyền quản lý của Công ty CP Đá quý và Vàng Hà Nội. Trong thời gian qua, Công ty Hà Nội đã đầu tư vào việc thăm dò lại và xin giấy phép khai thác, có thể trong một vài năm tới mỏ Quỳ Châu sẽ được khai thác lại. Miền nam Việt Nam Saphia khu vực Phan Thiết (Bình Thuận) Mỏ Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 200km về phía Đông. Tại đây, saphia được khai thác trên hai khu vực chính là Đá Bàn và Ma Lâm. Khu mỏ Đá Bàn: Vùng mỏ Đá Bàn thuộc xã Hồng Sơn, nằm cách thành phố Phan Thiết 28km về phía đông bắc. Tại đây, saphia được khai thác trong các bậc thềm eluvi và deluvi với độ sâu khoảng 1-2 mét. Saphia ở đây thường có màu lam đậm, lam phớt lục, lục-lam và ít hơn là màu lục nhạt. Saphia vàng ít gặp. Mỏ saphia Đá Bàn được phát hiện đầu tiên vào năm 1992. Tại thời điểm tháng 11/1992 thường xuyên có khoảng từ 2000 đến 3000 người tập trung khai thác trên diện tích khoảng 7km2. Các năm về sau lượng người khai thác giảm dần do mỏ được chuyển về quản lý bởi Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam và một phần là lượng saphia khai thác được cũng giảm dần. Cho đến nay (năm 2010) vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân khai thác trên một vài 4 5 khu vực. Sản phẩm thu được chỉ là loại saphia có kích thước nhỏ (<1,5cts) và chất lượng thường thấp. Khu mỏ Ma Lâm: Điểm mỏ Ma Lâm nằm cách thành phố Phan Thiết 20km về phía bắc – tây bắc thuộc xã Hàm Chinh. Cũng giống như mỏ Đá Bàn, saphia ở đây cũng được khai thác trong eluvi và deluvi, nhưng trên một diện tích lớn hơn rất nhiều so với mỏ Đá Bàn. Thời điểm mới phát hiện năm 1992, hàng ngày có hơn 1000 người tập trung khai thác. Saphia mỏ Di Linh (Lâm Đồng) Saphia vùng Di Linh được phát hiện tại xã Tiên Cô và Bình Điền (nằm về phía bắc tỉnh Bình Thuận). Mỏ được phát hiện vào những năm 1991 bởi người dân địa phương trong quá trình trồng cà phê. Đầu những năm 1992, khu mỏ Tiên Cô được Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam (Vinagemco) tiếp quản và tổ chức khai thác. Đặc điểm của saphia trong bazan miền nam Việt Nam thường có dạng lăng trụ, lăng trụ tháp hoặc lăng trụ tháp cụt lục phương, phổ biến dạng mảnh vỡ hoặc dạng hạt. Tại các điểm Ngọc Yêu, Đá Bàn, Đăk Nông thường gặp những tinh thể corindon có kích thước lớn, đường kính nhiều khi đến 30-40mm. Về màu sắc chúng thường có màu lam đậm (nhiều khi tới đen), một số màu khác cũng hay gặp như lục, lục lam hoặc lam lục, lục vàng, vàng. Về độ tinh khiết có thể gặp từ trong suốt đến đục, tỷ lệ loại trong suốt thường thấp khoảng 10-15%. Các mỏ saphia miền nam Việt Nam được phát hiện rộng rãi tại các tỉnh Đak Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai,…chúng phân bố chủ yếu trong các tầng phong hoá của đá basalt. Tại Đak Nông, Đá Bàn gặp các tinh thể saphia có kích thước lớn (đường kính 30-40mm) với màu lam đậm và các màu khác thường gặp là lục, lục lam,…tại Tiên Cô còn gặp loại saphia màu vàng mật ong. Tỷ lệ loại trong suốt có chất lượng ngọc thường chỉ vào khoảng 1-5%, còn phần lớn chúng là loại không có chất lượng ngọc. Mặc dù kích thước tinh thể lớn nhưng độ trong suốt rất kém và do vậy không thích hợp cho sản xuất hàng trang sức. Ngoài ra tại các khu vực EaHleo, Đơn Dương, Vân Hoà đôi khi cũng phát hiện được các hạt ruby có kích thước nhỏ, màu đỏ hồng, hồng, da cam. Ruby ở đây có màu khá đẹp độ trong suốt tương đối cao, tuy nhiên kích thước hạt bé nên không thích hợp để làm đồ trang sức. Trong số các điểm mỏ trên, hiện nay dân địa phương chỉ còn khai thác tại một số khu vực nhất định tại khu vực mỏ Đá Bàn (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) và khu vực mỏ Đak Tôn (huyện Trường Xuân, tỉnh Đak Nông). Lượng saphia khai thác được không nhiều và chủ yếu vẫn là loại chất lượng thấp. Sản phẩm khai thác được thường được bán cho mục đích sản xuất tranh đá quý hoặc bán cho các thương nhân Thái Lan để xử lý nhiệt. HÌnh 4. Saphia miền nam Việt Nam (trái) và cảnh khai thác tại suối Đak Tôn (chụp năm 2010) Kim cương Cho đến nay vẫn chưa phát hiện đươc kim cương trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên các kết quả khảo sát địa chất đã cho thấy các tiền đề về địa chất tại vùng Tây Bắc Việt Nam và một số tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể là các biểu hiện của các đá lamproites (lamprophyr kiềm) tại Tây Bắc với các đai mạch kimberlit tại Tây Nguyên. Vào cuối những năm 90 thê kỷ trước, đề tài tìm kiếm kim cương do Việt Nghiên cứu địa chất và khoáng sản thực hiện đã phát hiện viên kim cương kích thước 2mm vùng Tây Nguyên. Đây là một dấu hiệu quan trọng cho việc khẳng định sự có mặt của kim cương ở Việt Nam. Emerald Cũng giống như kim cương, cho đến nay emerald và chrysoberyl vẫn chưa phát hiện được ở Việt Nam tuy nhiên theo các nhà địa chất học thì các thành tạo và cấu trúc địa chất tại một số khu vực thuộc Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) và Mỏ Ngọt (tỉnh Vĩnh Phúc), cũng như một số khu vực tại tỉnh Hà Giang giáp với biên giới Trung Quốc có triển vọng với loại đá quý này. ĐÁ QUÝ NHÓM II (CÒN GỌI LÀ ĐÁ BÁN QUÝ) Berin và aquamarin 6 Các phát hiện đầu tiên của aquamarin và topaz ở Việt Nam là tại Xuân Lẹ (Thường Xuân, Thanh Hoá) vào năm 1985 trong quá trình lập bản đồ địa chất khu vực Bắc Trung Bộ của Liên đoàn địa chất IV. Aquamarin phân bố trong các đai mạch pegmatit có chiều dài hàng trăm mét và chiều rộng từ 0,40m đến 5,0m. Các khóang vật đi kèm bao gồm thạch anh, feldspar kali, plagioclas, muscovit, biotit. Trong các đai mạch pegmatit này còn gặp tuamalin màu đen (loại này đục thường không có giá trị trang sức) kích thước khá lớn, ngoài ra còn gặp topaz và zircon. Aquamarin ở đây thường có dạng tinh thể lăng trụ sáu phương, màu xanh nước biển nhạt đến xanh da trời, trong suốt. Kích thước tinh thể thường có chiều dài từ 5-20cm, đường kính từ 1-6cm. Các sa khoáng chứa aquamarin phát triển rộng rãi trong khu vực và là nơi dân địa phương khai thác. Hiện nay, aquamarin vẫn được khai thác nhiều nơi, rải rác tại khu vực xã Xuân Lẹ. Người dân địa phương tổ chức thành từng nhóm 7-10 người, với đầy đủ thức ăn và thiết bị khai thác, sau 3-5 ngày họ có thể khai thác được hàng kilogams aquamarin với kích thước và chất lượng khác nhau. Sản phẩm khai thác được thường được các nhà buôn từ Sài Gòn, hoặc Nghệ An mua gom lại để bán cho khách hàng Trung Quốc. Ngoài Xuân Lẹ, berin, aquamarin còn phát hiện được nhiều trong trong trường pegmatit Thạch Khoán (Vĩnh Phúc). Berin ở đây thường từ trong suốt tới bán trong suốt, kích thước thay đổi mạnh, nhưng thường gặp nhất là kích thước 1-4cm đường kính, chiều dài từ 10-30cm. Cá biệt nhiều khi gặp các tinh thể có kích thước rât lớn, cũng tại đây vào năm 1999 đã phát hiện được một tinh thể berin có trọng lượng 75kg (hiện được trưng bày tại Bảo tàng Địa chất). Các khoáng vật đi kèm có thể gặp gồm tuamalin, thạch anh, mica, granat,… Hình 5. Aquamarin mỏ Xuân Lẹ (Thường Xuân, Thanh Hoá) 7 Topaz Đi cùng với aquamarin là topaz chúng cũng phát triển trong các thân mạch pegmatit. Theo tài liệu của các nhà địa chất (năm 1995) trữ lượng topaz tại mỏ Xuân Lẹ ước chừng khoảng 41,53 tấn. Topaz thường có kích thước khá lớn, bị rạn nứt mạnh do quá trình vận chuyển trong sa khoáng. Màu sắc thường là không màu, đôi khi gặp màu vàng nhạt khá thích hợp cho việc sản xuất hàng trang sức. Trong những năm gần đây, topaz vẫn được khai thác nhiều cùng với aquamarin tại khu vực Xuân Lẹ. Ngoài ra, một loạt các điểm topaz khác cũng được phát hiện tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) và một số khu vực khác tại Yên Bái. Tuamalin Các kết quả khảo sát địa chất đã phát hiện được các thân pegmatit chứa tuamalin tại Lục Yên (tỉnh Yên Bái), tuy nhiên tuamalin có giá trị trang sức lại được khai thác chủ yếu trong sa khoáng, còn bản thân tuamalin phát triển cùng với thạch anh, mica và đôi khi là topaz trong các thân mạch pegmatit lại có chất lượng ngọc rất thấp (chỉ thích hợp cho mẫu sưu tập). Trong sa khoáng tuamalin có chất lượng ngọc được khai thác cùng với ruby, saphia tại các bãi bồi aluvi, chúng có màu sắc rất đa dạng lục, nâu, vàng, hồng và đen. Một đặc điểm hay gặp của tuamalin ở đây là tính phân đới màu. Theo chiều dài tinh thể ta gặp các màu hồng, tím và lục vàng xen kẽ nhau, và theo lát cắt ngang từ trong ra ngoài ta cũng gặp tính phân đới tương tự. Tỷ lệ tuamalin để mài faxet là rất thấp, hầu hết chúng thích hợp cho mài cabochon hoặc điêu khắc, số còn lại làm mẫu sưu tập. Hình 6. Tuamalin Lục Yên, Yên Bái 8 9 Năm 2008 một loạt các phát hiện tuamalin tại Bắc Kạn. Tuamalin ở đây thường có màu hồng nhạt, lục nhạt và đen. Nhiều khi cũng gặp các tinh thể có tính phân đới màu giống tuamalin Lục Yên. Độ trong suốt thường từ bán trong tới đục và cũng không thích hợp cho việc mài faxet. Vào năm 2009 phát hiện tuamalin màu hồng (rubelit) tại Khai Trung và Tân Lập (Lục Yên), tuy nhiên chúng thường bị rạn nứt mạnh và tỷ lệ ngọc thường không cao. Màu sắc và chất lượng của tuamalin Tân Lập khá giống với tuamalin vùng Bắc Kạn. Spinen Spinen chất lượng ngọc được khai thác cùng với sa khoáng ruby và saphia tại Lục Yên, Tân Hương (Yên Bái) và Quỳ Châu (Nghệ An). Tại Tân Hương và Quỳ Châu thường gặp spinen có màu đỏ, hồng đỏ tới hồng, độ trong suốt cao kích thước tinh thể khá lớn và rất thích hợp cho việc làm hàng trang sức. Trong các sa khoáng tại Lục Yên cũng gặp loại spinen có màu đỏ và hồng đỏ, tuy nhiên nhiều khi ta cũng gặp loại spinen có màu đỏ phớt nâu hoặc màu lam (rất dễ nhầm với saphia). Trong đá gốc gặp các tập đá hoa chứa spinen phát triển rộng rãi tại mỏ Lục Yên. Spinen thường có màu đỏ, đỏ phớt nâu, nâu phớt tím. Tinh thể dạng bát diện, kích thước tinh thể rất thay đổi từ 0,5cm tới 4-5cm, đục và ít có giá trị trang sức chỉ thích hợp làm mẫu sưu tập. Các khoáng vật đi cùng với spinen bao gồm pagasit, humit, dolomit,…Trong những năm gần đây, một lượng lớn spinen trong đá gốc được khai thác dùng làm mẫu sưu tập và làm đá cảnh, đá trang trí. Các sản phẩm tinh thể vụn có kích thước nhỏ được tận dụng để sản xuất tranh đá quý. Hình 7. Spinen các màu mỏ Lục Yên và spinel trong đá gốc được dùng làm đá cảnh, đá trang trí Zircon Zircon được khai thác nhiều trong các sa khoáng liên quan tới basalt miền nam Việt Nam và chúng thường đi kèm với saphia tại Kon Tum, Đak Lak, Gia Lai, Lâm Đồng và Bình Thuận. Chúng thường là không màu, nâu nhạt, đỏ nâu, cam nhạt và đôi khi có màu vàng nhạt. Loại kích thước bé độ trong suốt thường cao hơn loại kích thước lớn. Kích thước các tinh thể thường gặp từ 0,2cm – 1,5cm. Peridot Peridot được khai thác chủ yếu tại hai mỏ Hàm Rồng và Biển Hồ (Lâm Đồng), chúng thường có màu lục olive tới màu lục vàng với kích thước tinh thể nhiều khi tới 2x4x4cm. Tuy nhiên loại thường gặp nhất là từ 0,6-1,5cm. Trong sa khoáng peridot thường có độ rạn nứt cao, tỷ lệ sử dụng để sản xuất hàng trang sức khoảng 15-20%, số 10 còn lại thường có kích thước nhỏ hoặc rạn nứt mạnh thích hợp cho sản xuất tranh đá quý. Hình 8. Peridot mỏ Hàm Rồng Thạch anh, opan, canxedon Các biến thể thuộc nhóm thạch anh được phát hiện tại nhiều nơi, nhưng chủ yếu cũng là liên quan tới các trường pegmatit lớn. Thạch anh pha lê và thạch anh ám khói được khai thác nhiều tại Xuân Lẹ (Thanh Hoá), Thạch Khoán (Vĩnh Phúc) và Kỳ Sơn (Nghệ An). Thạch anh màu tím (ametit) gặp nhiều tại Đơn Dương (Lạng Sơn) và Gia Lai tuy nhiên chúng thường có kích thước nhỏ và màu nhạt. Thạch anh đen (morion) gặp ở Lộc Tân (Lâm Đồng). Thạch anh hồng được khai thác nhiều tại Đà Nẵng và một số tỉnh Tây Nguyên và chúng thích hợp cho việc sản xuất hàng mỹ nghệ. Opan, canxendon được khai thác nhiều tại một số tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum,…). Tỷ lệ opan thường rất ít, và chúng thường có màu không đẹp cũng như độ trong suốt không cao. Canxedon gặp nhiều hơn và gặp ở nhiều màu khác nhau: trắng đục, nâu, vàng, lục xám, đỏ,…và các dải màu xen kẽ nhau. Kích thước các khối canxendon nhiều khi tới hang tấn hoặc hang chục tấn. Trong những năm gần đây một khối lượng lớn loại này đã được khai thác và sử dụng làm mẫu trưng bày, đá phong thuỷ, tỷ lệ dùng được để sản xuất hàng trang sức rất thấp. 11 Hình 9. Canxedon Tây Nguyên Ngọc trai Việt Nam có vùng biển dài và rất thích hợp cho việc nuôi cấy ngọc trai. Hiện nay, ngọc trai được nuôi cấy chủ yếu tại Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang). Về màu sắc, ngọc trai nuôi cấy tại các vùng biển của Việt Nam thường có màu trắng, vàng nhạt. Một số nơi tại Phú Quốc đó cho ngọc trai màu đen giống loại ngọc trai vùng Biển Bắc. Kích thước viên ngọc thường 5-8mm, loại lớn hơn 9mm hiếm hơn. 12 Hình 10. Xưởng cấy ngọc Công ty Taiheju Shinju Một số loại đá quý khác Jadeit và nephrit: Ngọc jadeit và nephrit đó được phát hiện tại Cò Phương (Sơn La), trong các đá biến chất cao thuộc cấu trúc sông Mó. Tuy nhiờn về chất lượng chúng thường có màu xấu (lục rất nhạt đến trắng đục) và chứa nhiều bao thể tạp chất, thích hợp cho việc sản xuất hàng mỹ nghệ điêu khắc, việc làm hàng trang sức thì hầu như không thể. Tektit: Tektit được phát hiện nhiều nơi ở Việt Nam từ bắc đến nam. Loại kích thước lớn thường được tỡm thấy tại Kon Tum, Lâm Đồng và Phú Quốc. Một số khu vực tại biên giới giữa Việt Nam và Lào cũng là những nơi phát hiện nhiều tektit. Fluorit: Fluorit được khai thác nhiều tại hai khu vực là Xuân Lãnh (Phú Yên) và Đông Pao (Lai Châu). Về màu sắc chúng thường có màu lục nhạt, tím nhạt hoặc các màu xen kẽ giữa chúng. Kích thước các tinh thể nhiều khi tới 10cm độ trong suốt từ bán trong tới đục. Loại trong suốt có thể mài faxet để sản xuất hàng trang sức, loại đục thường được dùng để làm tranh đá quý. 13 14 Amazonit: Là biến thể màu lục của nhóm feldspat gặp nhiều trong các thân pegmatit vùng Lục Yên (Yên Bái) chúng thường đi cùng với tổ hợp khoáng vật tuamalin, thạch anh và mica. Kích thước các tinh thể nhiều khi tới 5-10cm chiều ài và 3-4 cm đường kính. Loại trong suốt có thể mài faxet để sản xuất hàng trang sức, loại đục thường được làm mẫu sưu tập hoặc mài cabochon, điêu khắc mỹ nghệ. KẾT LUẬN Cho đến nay các loại đá quý có giá trị kinh tế cao đã phát hiện được ở Việt Nam là ruby, sapphire, spinel, aquamarine, topaz. Những loại đá quý này phân bố trên những vùng sinh khoáng khác nhau ở miền bắc Việt Nam như ruby, spinel trong đá hoa thuộc các hệ tầng đá biến chất dọc theo đứt gãy sông Hồng. Topaz, aquamarin trong các thành tạo pegmatit liên quan đến các đá magma axit các tỉnh Thanh Hóa và Vĩnh Phúc. Tại miền nam Việt Nam, các loại đá quý có giá trị kinh tế phải kể đến là sapphir, zircon, peridot được thành tạo liên quan đế các đá basalt tuổi Kainozoi. Trong các khu vực này, nhiều các điểm đá quý mới được phát hiện nhưng chưa có sự đầu tư để thăm dò chi tiết. Bên cạnh đó, những năm gần đây, một lượng lớn đá canxedon được khai thác tại nhiều tỉnh Tây Nguyên để phục vụ mục đích trang trí, mỹ nghệ và phong thủy. Tuy nhiên việc quản lý của Nhà nước đối với loại đá quý này vẫn còn bỏ ngỏ, gây thất thoát không nhỏ. Một số loại đá quý khác có quy mô nhỏ hơn và phát hiện được ở nhiều nơi như tuamalin, thạch anh, tektit, peridot cũngcó một vai trò khá quan trọng cho ngành công nghiệp đá quý Việt Nam. Với một dải bờ biển dài hơn 3000km và có nhiều vũng, vịnh kín là nơi thích hợp cho nuôi cấy ngọc trai. Tuy nhiên việc đầu tư và phát triển ngành này vẫn chưa được đầu tư nhiều và có thể nói đó là một sự lãng phí lớn đối với những điều kiện mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước chúng ta. Trải qua gần 30 năm, ngành công nghiệp đá quý và trang sức của Việt Nam đang ngày một định hình và phát triển dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có. Ngoài những loại đá quý có giá trị cao để làm xuất khẩu và làm hàng trang sức thì người dân Việt Nam đã biết tận dụng các mảnh vụn, các viên đá quý nhỏ để làm tranh đá quý và sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ. Điều này đã tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, không những tận dụng được nguồn tài nguyên quý giá mà cọn mang lại một hiệu quả kinh tế cao. Hình 11. Tranh đá quý được sản xuất từ những mảnh vụn của nhiều loại đá khác nhau TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Quân và nnk (1998), Báo cáo nghiên cứu xác lập các tiền đề địa chất và dấu hiệu tìm kiếm đá quý, bán quý trong trầm tích biến chất cao dải bờ trái sông Hồng, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. 2. Nguyễn Kinh Quốc (Chủ biên) và nnk (1995), Nguồn gốc, quy luật phân bố và đánh giá tiềm năng đá quý, đá kỹ thuật Việt Nam, Báo cáo tổng kết Đề tài KT 01-09, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. 3. Nguyễn Kinh Quốc và nnk (1995), Tiềm năng đá quý Việt Nam, Báo cáo Hội nghị KHĐC lần thứ 3, Hà Nội. 4. Trần Xuân Toản, Nguyễn Hữu Tý (1995), Địa chất và nguồn đá quý miền Nam Việt Nam, Báo cáo Hội nghị KHĐC lần thứ 3, Hà Nội. 5. Phạm Văn Long (2003), Nghiên cứu đặc điểm tinh thể khoáng vật học và ngọc học của ruby, saphia hai vùng mỏ Lục Yên (Yên Bái) và Quỳ Châu (Nghệ An), Luận án Tiến sĩ Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 15 16 6. Phạm Văn Long, Virginie Garnier, Gaston Giuliani, Daniel Ohnenstetter, Hoàng Quang Vinh, Phan Trọng Trịnh, Dietmar Schwarz (2004), “Gem corundum deposits in Vietnam”, Journal of Gemmology, 29(3), p. 129-147. 7. Phạm Văn Long, Hoàng Quang Vinh, Virginie Garnier, Gaston Giuliani, Daniel Ohnenstetter (2004), “Marble-hosted ruby from Vietnnam”, Canadian Gemmologist, 25(3), p. 83-94. 8. Pham Van Long, Hoàng Quang Vinh, Virginie Garnier, Gaston Giuliani, Daniel Ohnenstetter, (2004), “Gemstones in Vietnam: a Review”, Australian Gemologists, Vol.24. GENERAL OUTLINES OF PRECIOUS STONES IN VIET NAM PHAM VAN LONG1 , PHAM DUC ANH1 , PHAM THI THANH HIEN2 1 Centre of Research and Checking up for Precious Stones and Gold 2 Section of Mineral Raw Materials, University of Mining and Geology Geological researches and surveys in Viet Nam have been indicating a high potential in precious stones in the country. In the recent decades, numerous gem deposits, especially those of ruby and sapphire, were discovered in different areas. In North Viet Nam, corundum was discovered in the Luc Yen (Yen Bai Province) and Quy Chau (Nghe An Province) areas, in primary deposits distributed in metamorphic rocks and in placer deposits. In secondary deposits, ruby and sapphire are associated with spinel and garnet. In South Viet Nam, sapphire is related to alkaline basalts with blue colour of economic value. Sapphire has been recovered together with zircon and peridote from placers. Other precious stones exploited in Viet Nam consist of aquamarine, beryl, topaz, quartz crystals (amethyst, citrine, morion), tektites, fluorite, opal, chalcedony, jadeite, nephrite and amazonite. Ruby, sapphire and pearl provide important commercial exchange in the gemstone market in Viet Nam and foreign countries.

1 , Phạm Đức Anh2 , Phạm Thị Thanh Hiền 3 1.2: Trung tâm Nghiên cứu Kiểm định Đá quý và Vàng 3. Bộ môn Nguyên liệu khoáng, Trường Đại học Mỏ Địa chất Tóm tắt Đá quý Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1980 của thế kỷ trước với các phát hiện ruby, saphia đầu tiên tại Lục Yên vào năm 1987 trong quá trình lập bản đồ địa chất. Tiếp theo là việc phát hiện mỏ ruby Quỳ Châu (Nghệ An) vào những năm 1990 và một loạt các điểm mỏ saphia liên quan với basalt miền nam Việt Nam. Ruby, saphia chất lượng thương phẩm chủ yếu được khai thác trong sa khoáng đi cùng với các khoáng vật khác như spinel, granat (ở các mỏ Lục Yên, Quỳ Châu) và zircon, peridot (miền nam Việt Nam). Đối với đá quý nhóm II phải kể đến aquamarin, beryl, topaz, thạch anh, tektit, fluorit, opal, canxedon, tuamalin, nephrit, amazonit,… cũng lần lượt được phát hiện và khai thác.

CÁC LOẠI ĐÁ QUÝ NHÓM I (RUBY, SAPHIA, KIM CƯƠNG, EMERALD) Các mỏ ruby và saphia

Khu vực Yên Bái:

Các phát hiện đầu tiên về khoáng vật corindon vào những năm 50 của thế kỷ 20 do các nhà địa chất phát hiện trong quá trình thành lập bản đồ địa chất 1/500.000 lãnh thổ Việt Nam (do nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương làm chủ biên). Tuy nhiên, khi đó chúng ta mới chỉ biết được đó là khoáng vật corindon bình thường và chưa ai biết được giá trị thực của chúng. Ngay từ thời xa xưa, tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã tồn tại một địa danh mang tên chợ Ngọc (khu vực này hiện nay đang nằm dưới lòng hồ Thác Bà) và người ta kể lại rằng những dòng suối chảy qua khu vực trên được bắt nguồn từ Dãy Núi Con Voi chảy xuống khi đó những viên ruby màu đỏ kích thước lớn nằm rải rác dọc theo các dòng suối và người ta thường nhặt về bày trong tủ kính hoặc cho trẻ em chơi. Nếu như có mổ gà, mổ vịt ở khu vực này thì vẫn thỉnh thoảng phát hiện được ruby trong dạ dày của chúng. Cho mãi đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước chúng ta mới biệt được giá trị thực của ruby khi mà có những phát hiện lớn tại Lục Yên và người Thái bắt đầu sang Việt Nam để thu mua với giá rất cao.

Hình 1. Ruby faxet mỏ Lục Yên (Yên Bái)
Hình 1. Ruby faxet mỏ Lục Yên (Yên Bái)

Các mỏ ruby thuộc tỉnh Yên Bái nằm rải rác dọc theo quốc lộ 70 kéo dài từ thị xã Yên Bái lên huyện lỵ Lục Yên, với các điểm mỏ nổi tiếng như Tân Hương (nơi khai thác được viên ruby Ngôi sao Việt Nam nặng 2.58kg và hiện được coi là báu vật Quốc gia, một mảnh vỡ nhỏ của viên này nặng 290cts được bán đấu giá năm 1999 với giá 290.000USD), Trúc Lâu (nơi khai thác được viên ruby sao nặng 1.96kg và cũng được coi là báu vật Quốc gia) và Lục Yên (hiện nay các hoạt động khai thác vẫn đang tiếp tục). Tại Tân Hương ta có thể gặp ruby, spinel. Tại Trúc Lâu cũng thường là ruby sao và spinel, còn tại Lục Yên thì ngoài ruby, saphia ta có thể gặp nhiều loại đá quý khác như spinel, tuamalin, amazonit, granat,….

 Chợ đá quý Lục Yên (Yên Bái)
Chợ đá quý Lục Yên (Yên Bái)

2 Hình 2. Chợ đá quý Lục Yên (Yên Bái)

Mỏ ruby Quỳ Châu:

Mỏ ruby Quỳ Châu được phát hiện vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, và ngay từ thời đầu tiên hoạt động khai thác ồ ạt và trái phép của dân đã diễn ra trên một diện tích rộng thuộc các xã Châu Bình, Châu Hồng,…với các điểm mỏ nổi tiếng như đồi Tỷ (nơi phát hiện được những viên có giá trị tiền tỷ) và đồi Triệu (nơi phát hiện những viên có giá trị tiền triệu) (tên các địa danh này do giới đào đá đặt).

Về mặt chất lượng, ruby mỏ Quỳ Châu thuộc vào loại ruby đẹp nhất trên thế giới (tương đương với ruby mỏ Mogok của Mianma). Màu đẹp, độ bão hoà màu cao và độ tinh khiết cao. Tại đây khai thác được viên ruby nặng 56cts và bán đấu giá được 560.000USD vào năm 1994

Hình 3. Ruby Quỳ Châu (VIGEGO khai thác năm 1996)

Lịch sử khai thác tại khu vực đồi Tỷ mang nhiều đau thương và chết chóc. Vào đầu những năm 90 tại đây mỗi ngày có hang nghìn người từ các nơi kéo đến đào đãi để mong được đổi đời và chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Để rồi một vụ sập hầm đau thương đã xảy ra khiến hơn 100 người bị vùi lấp ở độ sâu hơn 80 mét. Khu mỏ ruby Quỳ Châu (Nghệ An) hiện nay thuộc quyền quản lý của Công ty CP Đá quý và Vàng Hà Nội. Trong thời gian qua, Công ty Hà Nội đã đầu tư vào việc thăm dò lại và xin giấy phép khai thác, có thể trong một vài năm tới mỏ Quỳ Châu sẽ được khai thác lại. Miền nam Việt Nam Saphia khu vực Phan Thiết (Bình Thuận) Mỏ Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 200km về phía Đông. Tại đây, saphia được khai thác trên hai khu vực chính là Đá Bàn và Ma Lâm.

Khu mỏ Đá Bàn:

Vùng mỏ Đá Bàn thuộc xã Hồng Sơn, nằm cách thành phố Phan Thiết 28km về phía đông bắc. Tại đây, saphia được khai thác trong các bậc thềm eluvi và deluvi với độ sâu khoảng 1-2 mét. Saphia ở đây thường có màu lam đậm, lam phớt lục, lục-lam và ít hơn là màu lục nhạt. Saphia vàng ít gặp. Mỏ saphia Đá Bàn được phát hiện đầu tiên vào năm 1992. Tại thời điểm tháng 11/1992 thường xuyên có khoảng từ 2000 đến 3000 người tập trung khai thác trên diện tích khoảng 7km2. Các năm về sau lượng người khai thác giảm dần do mỏ được chuyển về quản lý bởi Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam và một phần là lượng saphia khai thác được cũng giảm dần. Cho đến nay (năm 2010) vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân khai thác trên một vài 4 5 khu vực. Sản phẩm thu được chỉ là loại saphia có kích thước nhỏ (<1,5cts) và chất lượng thường thấp.

Khu mỏ Ma Lâm:

Điểm mỏ Ma Lâm nằm cách thành phố Phan Thiết 20km về phía bắc – tây bắc thuộc xã Hàm Chinh. Cũng giống như mỏ Đá Bàn, saphia ở đây cũng được khai thác trong eluvi và deluvi, nhưng trên một diện tích lớn hơn rất nhiều so với mỏ Đá Bàn. Thời điểm mới phát hiện năm 1992, hàng ngày có hơn 1000 người tập trung khai thác. Saphia mỏ Di Linh (Lâm Đồng) Saphia vùng Di Linh được phát hiện tại xã Tiên Cô và Bình Điền (nằm về phía bắc tỉnh Bình Thuận). Mỏ được phát hiện vào những năm 1991 bởi người dân địa phương trong quá trình trồng cà phê. Đầu những năm 1992, khu mỏ Tiên Cô được Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam (Vinagemco) tiếp quản và tổ chức khai thác. Đặc điểm của saphia trong bazan miền nam Việt Nam thường có dạng lăng trụ, lăng trụ tháp hoặc lăng trụ tháp cụt lục phương, phổ biến dạng mảnh vỡ hoặc dạng hạt. Tại các điểm Ngọc Yêu, Đá Bàn, Đăk Nông thường gặp những tinh thể corindon có kích thước lớn, đường kính nhiều khi đến 30-40mm. Về màu sắc chúng thường có màu lam đậm (nhiều khi tới đen), một số màu khác cũng hay gặp như lục, lục lam hoặc lam lục, lục vàng, vàng. Về độ tinh khiết có thể gặp từ trong suốt đến đục, tỷ lệ loại trong suốt thường thấp khoảng 10-15%. Các mỏ saphia miền nam Việt Nam được phát hiện rộng rãi tại các tỉnh Đak Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai,…chúng phân bố chủ yếu trong các tầng phong hoá của đá basalt. Tại Đak Nông, Đá Bàn gặp các tinh thể saphia có kích thước lớn (đường kính 30-40mm) với màu lam đậm và các màu khác thường gặp là lục, lục lam,…tại Tiên Cô còn gặp loại saphia màu vàng mật ong. Tỷ lệ loại trong suốt có chất lượng ngọc thường chỉ vào khoảng 1-5%, còn phần lớn chúng là loại không có chất lượng ngọc. Mặc dù kích thước tinh thể lớn nhưng độ trong suốt rất kém và do vậy không thích hợp cho sản xuất hàng trang sức.

Ngoài ra tại các khu vực EaHleo, Đơn Dương, Vân Hoà đôi khi cũng phát hiện được các hạt ruby có kích thước nhỏ, màu đỏ hồng, hồng, da cam. Ruby ở đây có màu khá đẹp độ trong suốt tương đối cao, tuy nhiên kích thước hạt bé nên không thích hợp để làm đồ trang sức. Trong số các điểm mỏ trên, hiện nay dân địa phương chỉ còn khai thác tại một số khu vực nhất định tại khu vực mỏ Đá Bàn (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) và khu vực mỏ Đak Tôn (huyện Trường Xuân, tỉnh Đak Nông). Lượng saphia khai thác được không nhiều và chủ yếu vẫn là loại chất lượng thấp. Sản phẩm khai thác được thường được bán cho mục đích sản xuất tranh đá quý hoặc bán cho các thương nhân Thái Lan để xử lý nhiệt. HÌnh 4. Saphia miền nam Việt Nam (trái) và cảnh khai thác tại suối Đak Tôn (chụp năm 2010) Kim cương Cho đến nay vẫn chưa phát hiện đươc kim cương trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên các kết quả khảo sát địa chất đã cho thấy các tiền đề về địa chất tại vùng Tây Bắc Việt Nam và một số tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể là các biểu hiện của các đá lamproites (lamprophyr kiềm) tại Tây Bắc với các đai mạch kimberlit tại Tây Nguyên. Vào cuối những năm 90 thê kỷ trước, đề tài tìm kiếm kim cương do Việt Nghiên cứu địa chất và khoáng sản thực hiện đã phát hiện viên kim cương kích thước 2mm vùng Tây Nguyên. Đây là một dấu hiệu quan trọng cho việc khẳng định sự có mặt của kim cương ở Việt Nam. Emerald Cũng giống như kim cương, cho đến nay emerald và chrysoberyl vẫn chưa phát hiện được ở Việt Nam tuy nhiên theo các nhà địa chất học thì các thành tạo và cấu trúc địa chất tại một số khu vực thuộc Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) và Mỏ Ngọt (tỉnh Vĩnh Phúc), cũng như một số khu vực tại tỉnh Hà Giang giáp với biên giới Trung Quốc có triển vọng với loại đá quý này.

ĐÁ QUÝ NHÓM II (CÒN GỌI LÀ ĐÁ BÁN QUÝ)

Berin và aquamarin 6 Các phát hiện đầu tiên của aquamarin và topaz ở Việt Nam là tại Xuân Lẹ (Thường Xuân, Thanh Hoá) vào năm 1985 trong quá trình lập bản đồ địa chất khu vực Bắc Trung Bộ của Liên đoàn địa chất IV. Aquamarin phân bố trong các đai mạch pegmatit có chiều dài hàng trăm mét và chiều rộng từ 0,40m đến 5,0m. Các khóang vật đi kèm bao gồm thạch anh, feldspar kali, plagioclas, muscovit, biotit. Trong các đai mạch pegmatit này còn gặp tuamalin màu đen (loại này đục thường không có giá trị trang sức) kích thước khá lớn, ngoài ra còn gặp topaz và zircon. Aquamarin ở đây thường có dạng tinh thể lăng trụ sáu phương, màu xanh nước biển nhạt đến xanh da trời, trong suốt. Kích thước tinh thể thường có chiều dài từ 5-20cm, đường kính từ 1-6cm. Các sa khoáng chứa aquamarin phát triển rộng rãi trong khu vực và là nơi dân địa phương khai thác. Hiện nay, aquamarin vẫn được khai thác nhiều nơi, rải rác tại khu vực xã Xuân Lẹ. Người dân địa phương tổ chức thành từng nhóm 7-10 người, với đầy đủ thức ăn và thiết bị khai thác, sau 3-5 ngày họ có thể khai thác được hàng kilogams aquamarin với kích thước và chất lượng khác nhau. Sản phẩm khai thác được thường được các nhà buôn từ Sài Gòn, hoặc Nghệ An mua gom lại để bán cho khách hàng Trung Quốc. Ngoài Xuân Lẹ, berin, aquamarin còn phát hiện được nhiều trong trong trường pegmatit Thạch Khoán (Vĩnh Phúc). Berin ở đây thường từ trong suốt tới bán trong suốt, kích thước thay đổi mạnh, nhưng thường gặp nhất là kích thước 1-4cm đường kính, chiều dài từ 10-30cm. Cá biệt nhiều khi gặp các tinh thể có kích thước rât lớn, cũng tại đây vào năm 1999 đã phát hiện được một tinh thể berin có trọng lượng 75kg (hiện được trưng bày tại Bảo tàng Địa chất). Các khoáng vật đi kèm có thể gặp gồm tuamalin, thạch anh, mica, granat,… Hình 5. Aquamarin mỏ Xuân Lẹ (Thường Xuân, Thanh Hoá) 7 Topaz Đi cùng với aquamarin là topaz chúng cũng phát triển trong các thân mạch pegmatit. Theo tài liệu của các nhà địa chất (năm 1995) trữ lượng topaz tại mỏ Xuân Lẹ ước chừng khoảng 41,53 tấn. Topaz thường có kích thước khá lớn, bị rạn nứt mạnh do quá trình vận chuyển trong sa khoáng. Màu sắc thường là không màu, đôi khi gặp màu vàng nhạt khá thích hợp cho việc sản xuất hàng trang sức. Trong những năm gần đây, topaz vẫn được khai thác nhiều cùng với aquamarin tại khu vực Xuân Lẹ. Ngoài ra, một loạt các điểm topaz khác cũng được phát hiện tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) và một số khu vực khác tại Yên Bái. Tuamalin Các kết quả khảo sát địa chất đã phát hiện được các thân pegmatit chứa tuamalin tại Lục Yên (tỉnh Yên Bái), tuy nhiên tuamalin có giá trị trang sức lại được khai thác chủ yếu trong sa khoáng, còn bản thân tuamalin phát triển cùng với thạch anh, mica và đôi khi là topaz trong các thân mạch pegmatit lại có chất lượng ngọc rất thấp (chỉ thích hợp cho mẫu sưu tập). Trong sa khoáng tuamalin có chất lượng ngọc được khai thác cùng với ruby, saphia tại các bãi bồi aluvi, chúng có màu sắc rất đa dạng lục, nâu, vàng, hồng và đen. Một đặc điểm hay gặp của tuamalin ở đây là tính phân đới màu. Theo chiều dài tinh thể ta gặp các màu hồng, tím và lục vàng xen kẽ nhau, và theo lát cắt ngang từ trong ra ngoài ta cũng gặp tính phân đới tương tự. Tỷ lệ tuamalin để mài faxet là rất thấp, hầu hết chúng thích hợp cho mài cabochon hoặc điêu khắc, số còn lại làm mẫu sưu tập. Hình 6. Tuamalin Lục Yên, Yên Bái 8 9 Năm 2008 một loạt các phát hiện tuamalin tại Bắc Kạn. Tuamalin ở đây thường có màu hồng nhạt, lục nhạt và đen. Nhiều khi cũng gặp các tinh thể có tính phân đới màu giống tuamalin Lục Yên. Độ trong suốt thường từ bán trong tới đục và cũng không thích hợp cho việc mài faxet. Vào năm 2009 phát hiện tuamalin màu hồng (rubelit) tại Khai Trung và Tân Lập (Lục Yên), tuy nhiên chúng thường bị rạn nứt mạnh và tỷ lệ ngọc thường không cao. Màu sắc và chất lượng của tuamalin Tân Lập khá giống với tuamalin vùng Bắc Kạn. Spinen Spinen chất lượng ngọc được khai thác cùng với sa khoáng ruby và saphia tại Lục Yên, Tân Hương (Yên Bái) và Quỳ Châu (Nghệ An). Tại Tân Hương và Quỳ Châu thường gặp spinen có màu đỏ, hồng đỏ tới hồng, độ trong suốt cao kích thước tinh thể khá lớn và rất thích hợp cho việc làm hàng trang sức. Trong các sa khoáng tại Lục Yên cũng gặp loại spinen có màu đỏ và hồng đỏ, tuy nhiên nhiều khi ta cũng gặp loại spinen có màu đỏ phớt nâu hoặc màu lam (rất dễ nhầm với saphia). Trong đá gốc gặp các tập đá hoa chứa spinen phát triển rộng rãi tại mỏ Lục Yên. Spinen thường có màu đỏ, đỏ phớt nâu, nâu phớt tím. Tinh thể dạng bát diện, kích thước tinh thể rất thay đổi từ 0,5cm tới 4-5cm, đục và ít có giá trị trang sức chỉ thích hợp làm mẫu sưu tập. Các khoáng vật đi cùng với spinen bao gồm pagasit, humit, dolomit,…Trong những năm gần đây, một lượng lớn spinen trong đá gốc được khai thác dùng làm mẫu sưu tập và làm đá cảnh, đá trang trí. Các sản phẩm tinh thể vụn có kích thước nhỏ được tận dụng để sản xuất tranh đá quý. Hình 7. Spinen các màu mỏ Lục Yên và spinel trong đá gốc được dùng làm đá cảnh, đá trang trí Zircon Zircon được khai thác nhiều trong các sa khoáng liên quan tới basalt miền nam Việt Nam và chúng thường đi kèm với saphia tại Kon Tum, Đak Lak, Gia Lai, Lâm Đồng và Bình Thuận. Chúng thường là không màu, nâu nhạt, đỏ nâu, cam nhạt và đôi khi có màu vàng nhạt. Loại kích thước bé độ trong suốt thường cao hơn loại kích thước lớn. Kích thước các tinh thể thường gặp từ 0,2cm – 1,5cm. Peridot Peridot được khai thác chủ yếu tại hai mỏ Hàm Rồng và Biển Hồ (Lâm Đồng), chúng thường có màu lục olive tới màu lục vàng với kích thước tinh thể nhiều khi tới 2x4x4cm. Tuy nhiên loại thường gặp nhất là từ 0,6-1,5cm. Trong sa khoáng peridot thường có độ rạn nứt cao, tỷ lệ sử dụng để sản xuất hàng trang sức khoảng 15-20%, số 10 còn lại thường có kích thước nhỏ hoặc rạn nứt mạnh thích hợp cho sản xuất tranh đá quý. Hình 8. Peridot mỏ Hàm Rồng Thạch anh, opan, canxedon Các biến thể thuộc nhóm thạch anh được phát hiện tại nhiều nơi, nhưng chủ yếu cũng là liên quan tới các trường pegmatit lớn. Thạch anh pha lê và thạch anh ám khói được khai thác nhiều tại Xuân Lẹ (Thanh Hoá), Thạch Khoán (Vĩnh Phúc) và Kỳ Sơn (Nghệ An). Thạch anh màu tím (ametit) gặp nhiều tại Đơn Dương (Lạng Sơn) và Gia Lai tuy nhiên chúng thường có kích thước nhỏ và màu nhạt. Thạch anh đen (morion) gặp ở Lộc Tân (Lâm Đồng). Thạch anh hồng được khai thác nhiều tại Đà Nẵng và một số tỉnh Tây Nguyên và chúng thích hợp cho việc sản xuất hàng mỹ nghệ. Opan, canxendon được khai thác nhiều tại một số tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum,…). Tỷ lệ opan thường rất ít, và chúng thường có màu không đẹp cũng như độ trong suốt không cao. Canxedon gặp nhiều hơn và gặp ở nhiều màu khác nhau: trắng đục, nâu, vàng, lục xám, đỏ,…và các dải màu xen kẽ nhau. Kích thước các khối canxendon nhiều khi tới hang tấn hoặc hang chục tấn. Trong những năm gần đây một khối lượng lớn loại này đã được khai thác và sử dụng làm mẫu trưng bày, đá phong thuỷ, tỷ lệ dùng được để sản xuất hàng trang sức rất thấp. 11 Hình 9. Canxedon Tây Nguyên Ngọc trai Việt Nam có vùng biển dài và rất thích hợp cho việc nuôi cấy ngọc trai. Hiện nay, ngọc trai được nuôi cấy chủ yếu tại Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang). Về màu sắc, ngọc trai nuôi cấy tại các vùng biển của Việt Nam thường có màu trắng, vàng nhạt. Một số nơi tại Phú Quốc đó cho ngọc trai màu đen giống loại ngọc trai vùng Biển Bắc. Kích thước viên ngọc thường 5-8mm, loại lớn hơn 9mm hiếm hơn. 12 Hình 10. Xưởng cấy ngọc Công ty Taiheju Shinju Một số loại đá quý khác Jadeit và nephrit: Ngọc jadeit và nephrit đó được phát hiện tại Cò Phương (Sơn La), trong các đá biến chất cao thuộc cấu trúc sông Mó. Tuy nhiờn về chất lượng chúng thường có màu xấu (lục rất nhạt đến trắng đục) và chứa nhiều bao thể tạp chất, thích hợp cho việc sản xuất hàng mỹ nghệ điêu khắc, việc làm hàng trang sức thì hầu như không thể. Tektit: Tektit được phát hiện nhiều nơi ở Việt Nam từ bắc đến nam. Loại kích thước lớn thường được tỡm thấy tại Kon Tum, Lâm Đồng và Phú Quốc. Một số khu vực tại biên giới giữa Việt Nam và Lào cũng là những nơi phát hiện nhiều tektit. Fluorit: Fluorit được khai thác nhiều tại hai khu vực là Xuân Lãnh (Phú Yên) và Đông Pao (Lai Châu). Về màu sắc chúng thường có màu lục nhạt, tím nhạt hoặc các màu xen kẽ giữa chúng. Kích thước các tinh thể nhiều khi tới 10cm độ trong suốt từ bán trong tới đục. Loại trong suốt có thể mài faxet để sản xuất hàng trang sức, loại đục thường được dùng để làm tranh đá quý. 13 14 Amazonit: Là biến thể màu lục của nhóm feldspat gặp nhiều trong các thân pegmatit vùng Lục Yên (Yên Bái) chúng thường đi cùng với tổ hợp khoáng vật tuamalin, thạch anh và mica. Kích thước các tinh thể nhiều khi tới 5-10cm chiều ài và 3-4 cm đường kính. Loại trong suốt có thể mài faxet để sản xuất hàng trang sức, loại đục thường được làm mẫu sưu tập hoặc mài cabochon, điêu khắc mỹ nghệ. KẾT LUẬN Cho đến nay các loại đá quý có giá trị kinh tế cao đã phát hiện được ở Việt Nam là ruby, sapphire, spinel, aquamarine, topaz. Những loại đá quý này phân bố trên những vùng sinh khoáng khác nhau ở miền bắc Việt Nam như ruby, spinel trong đá hoa thuộc các hệ tầng đá biến chất dọc theo đứt gãy sông Hồng. Topaz, aquamarin trong các thành tạo pegmatit liên quan đến các đá magma axit các tỉnh Thanh Hóa và Vĩnh Phúc. Tại miền nam Việt Nam, các loại đá quý có giá trị kinh tế phải kể đến là sapphir, zircon, peridot được thành tạo liên quan đế các đá basalt tuổi Kainozoi. Trong các khu vực này, nhiều các điểm đá quý mới được phát hiện nhưng chưa có sự đầu tư để thăm dò chi tiết. Bên cạnh đó, những năm gần đây, một lượng lớn đá canxedon được khai thác tại nhiều tỉnh Tây Nguyên để phục vụ mục đích trang trí, mỹ nghệ và phong thủy. Tuy nhiên việc quản lý của Nhà nước đối với loại đá quý này vẫn còn bỏ ngỏ, gây thất thoát không nhỏ. Một số loại đá quý khác có quy mô nhỏ hơn và phát hiện được ở nhiều nơi như tuamalin, thạch anh, tektit, peridot cũngcó một vai trò khá quan trọng cho ngành công nghiệp đá quý Việt Nam. Với một dải bờ biển dài hơn 3000km và có nhiều vũng, vịnh kín là nơi thích hợp cho nuôi cấy ngọc trai. Tuy nhiên việc đầu tư và phát triển ngành này vẫn chưa được đầu tư nhiều và có thể nói đó là một sự lãng phí lớn đối với những điều kiện mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước chúng ta. Trải qua gần 30 năm, ngành công nghiệp đá quý và trang sức của Việt Nam đang ngày một định hình và phát triển dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có. Ngoài những loại đá quý có giá trị cao để làm xuất khẩu và làm hàng trang sức thì người dân Việt Nam đã biết tận dụng các mảnh vụn, các viên đá quý nhỏ để làm tranh đá quý và sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ. Điều này đã tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, không những tận dụng được nguồn tài nguyên quý giá mà cọn mang lại một hiệu quả kinh tế cao. Hình 11. Tranh đá quý được sản xuất từ những mảnh vụn của nhiều loại đá khác nhau TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Quân và nnk (1998), Báo cáo nghiên cứu xác lập các tiền đề địa chất và dấu hiệu tìm kiếm đá quý, bán quý trong trầm tích biến chất cao dải bờ trái sông Hồng, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. 2. Nguyễn Kinh Quốc (Chủ biên) và nnk (1995), Nguồn gốc, quy luật phân bố và đánh giá tiềm năng đá quý, đá kỹ thuật Việt Nam, Báo cáo tổng kết Đề tài KT 01-09, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. 3. Nguyễn Kinh Quốc và nnk (1995), Tiềm năng đá quý Việt Nam, Báo cáo Hội nghị KHĐC lần thứ 3, Hà Nội. 4. Trần Xuân Toản, Nguyễn Hữu Tý (1995), Địa chất và nguồn đá quý miền Nam Việt Nam, Báo cáo Hội nghị KHĐC lần thứ 3, Hà Nội. 5. Phạm Văn Long (2003), Nghiên cứu đặc điểm tinh thể khoáng vật học và ngọc học của ruby, saphia hai vùng mỏ Lục Yên (Yên Bái) và Quỳ Châu (Nghệ An), Luận án Tiến sĩ Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 15 16 6. Phạm Văn Long, Virginie Garnier, Gaston Giuliani, Daniel Ohnenstetter, Hoàng Quang Vinh, Phan Trọng Trịnh, Dietmar Schwarz (2004), “Gem corundum deposits in Vietnam”, Journal of Gemmology, 29(3), p. 129-147. 7. Phạm Văn Long, Hoàng Quang Vinh, Virginie Garnier, Gaston Giuliani, Daniel Ohnenstetter (2004), “Marble-hosted ruby from Vietnnam”, Canadian Gemmologist, 25(3), p. 83-94. 8. Pham Van Long, Hoàng Quang Vinh, Virginie Garnier, Gaston Giuliani, Daniel Ohnenstetter, (2004), “Gemstones in Vietnam: a Review”, Australian Gemologists, Vol.24. GENERAL OUTLINES OF PRECIOUS STONES IN VIET NAM PHAM VAN LONG1 , PHAM DUC ANH1 , PHAM THI THANH HIEN2 1 Centre of Research and Checking up for Precious Stones and Gold 2 Section of Mineral Raw Materials, University of Mining and Geology Geological researches and surveys in Viet Nam have been indicating a high potential in precious stones in the country. In the recent decades, numerous gem deposits, especially those of ruby and sapphire, were discovered in different areas. In North Viet Nam, corundum was discovered in the Luc Yen (Yen Bai Province) and Quy Chau (Nghe An Province) areas, in primary deposits distributed in metamorphic rocks and in placer deposits. In secondary deposits, ruby and sapphire are associated with spinel and garnet. In South Viet Nam, sapphire is related to alkaline basalts with blue colour of economic value. Sapphire has been recovered together with zircon and peridote from placers. Other precious stones exploited in Viet Nam consist of aquamarine, beryl, topaz, quartz crystals (amethyst, citrine, morion), tektites, fluorite, opal, chalcedony, jadeite, nephrite and amazonite. Ruby, sapphire and pearl provide important commercial exchange in the gemstone market in Viet Nam and foreign countries.

Về mặt chất lượng, ruby mỏ Quỳ Châu thuộc vào loại ruby đẹp nhất trên thế giới (tương đương với ruby mỏ Mogok của Mianma). Màu đẹp, độ bão hoà màu cao và độ tinh khiết cao. Tại đây khai thác được viên ruby nặng 56cts và bán đấu giá được 560.000USD vào năm 3 1994 Hình 3. Ruby Quỳ Châu (VIGEGO khai thác năm 1996) Lịch sử khai thác tại khu vực đồi Tỷ mang nhiều đau thương và chết chóc. Vào đầu những năm 90 tại đây mỗi ngày có hang nghìn người từ các nơi kéo đến đào đãi để mong được đổi đời và chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Để rồi một vụ sập hầm đau thương đã xảy ra khiến hơn 100 người bị vùi lấp ở độ sâu hơn 80 mét. Khu mỏ ruby Quỳ Châu (Nghệ An) hiện nay thuộc quyền quản lý của Công ty CP Đá quý và Vàng Hà Nội. Trong thời gian qua, Công ty Hà Nội đã đầu tư vào việc thăm dò lại và xin giấy phép khai thác, có thể trong một vài năm tới mỏ Quỳ Châu sẽ được khai thác lại. Miền nam Việt Nam Saphia khu vực Phan Thiết (Bình Thuận) Mỏ Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 200km về phía Đông. Tại đây, saphia được khai thác trên hai khu vực chính là Đá Bàn và Ma Lâm. Khu mỏ Đá Bàn: Vùng mỏ Đá Bàn thuộc xã Hồng Sơn, nằm cách thành phố Phan Thiết 28km về phía đông bắc. Tại đây, saphia được khai thác trong các bậc thềm eluvi và deluvi với độ sâu khoảng 1-2 mét. Saphia ở đây thường có màu lam đậm, lam phớt lục, lục-lam và ít hơn là màu lục nhạt. Saphia vàng ít gặp. Mỏ saphia Đá Bàn được phát hiện đầu tiên vào năm 1992. Tại thời điểm tháng 11/1992 thường xuyên có khoảng từ 2000 đến 3000 người tập trung khai thác trên diện tích khoảng 7km2. Các năm về sau lượng người khai thác giảm dần do mỏ được chuyển về quản lý bởi Tổng Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam và một phần là lượng saphia khai thác được cũng giảm dần. Cho đến nay (năm 2010) vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân khai thác trên một vài 4 5 khu vực. Sản phẩm thu được chỉ là loại saphia có kích thước nhỏ (<1,5cts) và chất lượng thường thấp. Khu mỏ Ma Lâm: Điểm mỏ Ma Lâm nằm cách thành phố Phan Thiết 20km về phía bắc – tây bắc thuộc xã Hàm Chinh. Cũng giống như mỏ Đá Bàn, saphia ở đây cũng được khai thác trong eluvi và deluvi, nhưng trên một diện tích lớn hơn rất nhiều so với mỏ Đá Bàn. Thời điểm mới phát hiện năm 1992, hàng ngày có hơn 1000 người tập trung khai thác. Saphia mỏ Di Linh (Lâm Đồng) Saphia vùng Di Linh được phát hiện tại xã Tiên Cô và Bình Điền (nằm về phía bắc tỉnh Bình Thuận). Mỏ được phát hiện vào những năm 1991 bởi người dân địa phương trong quá trình trồng cà phê. Đầu những năm 1992, khu mỏ Tiên Cô được Công ty Đá quý và Vàng Việt Nam (Vinagemco) tiếp quản và tổ chức khai thác. Đặc điểm của saphia trong bazan miền nam Việt Nam thường có dạng lăng trụ, lăng trụ tháp hoặc lăng trụ tháp cụt lục phương, phổ biến dạng mảnh vỡ hoặc dạng hạt. Tại các điểm Ngọc Yêu, Đá Bàn, Đăk Nông thường gặp những tinh thể corindon có kích thước lớn, đường kính nhiều khi đến 30-40mm. Về màu sắc chúng thường có màu lam đậm (nhiều khi tới đen), một số màu khác cũng hay gặp như lục, lục lam hoặc lam lục, lục vàng, vàng. Về độ tinh khiết có thể gặp từ trong suốt đến đục, tỷ lệ loại trong suốt thường thấp khoảng 10-15%. Các mỏ saphia miền nam Việt Nam được phát hiện rộng rãi tại các tỉnh Đak Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai,…chúng phân bố chủ yếu trong các tầng phong hoá của đá basalt. Tại Đak Nông, Đá Bàn gặp các tinh thể saphia có kích thước lớn (đường kính 30-40mm) với màu lam đậm và các màu khác thường gặp là lục, lục lam,…tại Tiên Cô còn gặp loại saphia màu vàng mật ong. Tỷ lệ loại trong suốt có chất lượng ngọc thường chỉ vào khoảng 1-5%, còn phần lớn chúng là loại không có chất lượng ngọc. Mặc dù kích thước tinh thể lớn nhưng độ trong suốt rất kém và do vậy không thích hợp cho sản xuất hàng trang sức. Ngoài ra tại các khu vực EaHleo, Đơn Dương, Vân Hoà đôi khi cũng phát hiện được các hạt ruby có kích thước nhỏ, màu đỏ hồng, hồng, da cam. Ruby ở đây có màu khá đẹp độ trong suốt tương đối cao, tuy nhiên kích thước hạt bé nên không thích hợp để làm đồ trang sức. Trong số các điểm mỏ trên, hiện nay dân địa phương chỉ còn khai thác tại một số khu vực nhất định tại khu vực mỏ Đá Bàn (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) và khu vực mỏ Đak Tôn (huyện Trường Xuân, tỉnh Đak Nông). Lượng saphia khai thác được không nhiều và chủ yếu vẫn là loại chất lượng thấp. Sản phẩm khai thác được thường được bán cho mục đích sản xuất tranh đá quý hoặc bán cho các thương nhân Thái Lan để xử lý nhiệt. HÌnh 4. Saphia miền nam Việt Nam (trái) và cảnh khai thác tại suối Đak Tôn (chụp năm 2010) Kim cương Cho đến nay vẫn chưa phát hiện đươc kim cương trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên các kết quả khảo sát địa chất đã cho thấy các tiền đề về địa chất tại vùng Tây Bắc Việt Nam và một số tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể là các biểu hiện của các đá lamproites (lamprophyr kiềm) tại Tây Bắc với các đai mạch kimberlit tại Tây Nguyên. Vào cuối những năm 90 thê kỷ trước, đề tài tìm kiếm kim cương do Việt Nghiên cứu địa chất và khoáng sản thực hiện đã phát hiện viên kim cương kích thước 2mm vùng Tây Nguyên. Đây là một dấu hiệu quan trọng cho việc khẳng định sự có mặt của kim cương ở Việt Nam. Emerald Cũng giống như kim cương, cho đến nay emerald và chrysoberyl vẫn chưa phát hiện được ở Việt Nam tuy nhiên theo các nhà địa chất học thì các thành tạo và cấu trúc địa chất tại một số khu vực thuộc Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) và Mỏ Ngọt (tỉnh Vĩnh Phúc), cũng như một số khu vực tại tỉnh Hà Giang giáp với biên giới Trung Quốc có triển vọng với loại đá quý này. ĐÁ QUÝ NHÓM II (CÒN GỌI LÀ ĐÁ BÁN QUÝ) Berin và aquamarin 6 Các phát hiện đầu tiên của aquamarin và topaz ở Việt Nam là tại Xuân Lẹ (Thường Xuân, Thanh Hoá) vào năm 1985 trong quá trình lập bản đồ địa chất khu vực Bắc Trung Bộ của Liên đoàn địa chất IV. Aquamarin phân bố trong các đai mạch pegmatit có chiều dài hàng trăm mét và chiều rộng từ 0,40m đến 5,0m. Các khóang vật đi kèm bao gồm thạch anh, feldspar kali, plagioclas, muscovit, biotit. Trong các đai mạch pegmatit này còn gặp tuamalin màu đen (loại này đục thường không có giá trị trang sức) kích thước khá lớn, ngoài ra còn gặp topaz và zircon. Aquamarin ở đây thường có dạng tinh thể lăng trụ sáu phương, màu xanh nước biển nhạt đến xanh da trời, trong suốt. Kích thước tinh thể thường có chiều dài từ 5-20cm, đường kính từ 1-6cm. Các sa khoáng chứa aquamarin phát triển rộng rãi trong khu vực và là nơi dân địa phương khai thác. Hiện nay, aquamarin vẫn được khai thác nhiều nơi, rải rác tại khu vực xã Xuân Lẹ. Người dân địa phương tổ chức thành từng nhóm 7-10 người, với đầy đủ thức ăn và thiết bị khai thác, sau 3-5 ngày họ có thể khai thác được hàng kilogams aquamarin với kích thước và chất lượng khác nhau. Sản phẩm khai thác được thường được các nhà buôn từ Sài Gòn, hoặc Nghệ An mua gom lại để bán cho khách hàng Trung Quốc. Ngoài Xuân Lẹ, berin, aquamarin còn phát hiện được nhiều trong trong trường pegmatit Thạch Khoán (Vĩnh Phúc). Berin ở đây thường từ trong suốt tới bán trong suốt, kích thước thay đổi mạnh, nhưng thường gặp nhất là kích thước 1-4cm đường kính, chiều dài từ 10-30cm. Cá biệt nhiều khi gặp các tinh thể có kích thước rât lớn, cũng tại đây vào năm 1999 đã phát hiện được một tinh thể berin có trọng lượng 75kg (hiện được trưng bày tại Bảo tàng Địa chất). Các khoáng vật đi kèm có thể gặp gồm tuamalin, thạch anh, mica, granat,… Hình 5. Aquamarin mỏ Xuân Lẹ (Thường Xuân, Thanh Hoá) 7 Topaz Đi cùng với aquamarin là topaz chúng cũng phát triển trong các thân mạch pegmatit. Theo tài liệu của các nhà địa chất (năm 1995) trữ lượng topaz tại mỏ Xuân Lẹ ước chừng khoảng 41,53 tấn. Topaz thường có kích thước khá lớn, bị rạn nứt mạnh do quá trình vận chuyển trong sa khoáng. Màu sắc thường là không màu, đôi khi gặp màu vàng nhạt khá thích hợp cho việc sản xuất hàng trang sức. Trong những năm gần đây, topaz vẫn được khai thác nhiều cùng với aquamarin tại khu vực Xuân Lẹ. Ngoài ra, một loạt các điểm topaz khác cũng được phát hiện tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) và một số khu vực khác tại Yên Bái. Tuamalin Các kết quả khảo sát địa chất đã phát hiện được các thân pegmatit chứa tuamalin tại Lục Yên (tỉnh Yên Bái), tuy nhiên tuamalin có giá trị trang sức lại được khai thác chủ yếu trong sa khoáng, còn bản thân tuamalin phát triển cùng với thạch anh, mica và đôi khi là topaz trong các thân mạch pegmatit lại có chất lượng ngọc rất thấp (chỉ thích hợp cho mẫu sưu tập). Trong sa khoáng tuamalin có chất lượng ngọc được khai thác cùng với ruby, saphia tại các bãi bồi aluvi, chúng có màu sắc rất đa dạng lục, nâu, vàng, hồng và đen. Một đặc điểm hay gặp của tuamalin ở đây là tính phân đới màu. Theo chiều dài tinh thể ta gặp các màu hồng, tím và lục vàng xen kẽ nhau, và theo lát cắt ngang từ trong ra ngoài ta cũng gặp tính phân đới tương tự. Tỷ lệ tuamalin để mài faxet là rất thấp, hầu hết chúng thích hợp cho mài cabochon hoặc điêu khắc, số còn lại làm mẫu sưu tập. Hình 6. Tuamalin Lục Yên, Yên Bái 8 9 Năm 2008 một loạt các phát hiện tuamalin tại Bắc Kạn. Tuamalin ở đây thường có màu hồng nhạt, lục nhạt và đen. Nhiều khi cũng gặp các tinh thể có tính phân đới màu giống tuamalin Lục Yên. Độ trong suốt thường từ bán trong tới đục và cũng không thích hợp cho việc mài faxet. Vào năm 2009 phát hiện tuamalin màu hồng (rubelit) tại Khai Trung và Tân Lập (Lục Yên), tuy nhiên chúng thường bị rạn nứt mạnh và tỷ lệ ngọc thường không cao. Màu sắc và chất lượng của tuamalin Tân Lập khá giống với tuamalin vùng Bắc Kạn. Spinen Spinen chất lượng ngọc được khai thác cùng với sa khoáng ruby và saphia tại Lục Yên, Tân Hương (Yên Bái) và Quỳ Châu (Nghệ An). Tại Tân Hương và Quỳ Châu thường gặp spinen có màu đỏ, hồng đỏ tới hồng, độ trong suốt cao kích thước tinh thể khá lớn và rất thích hợp cho việc làm hàng trang sức. Trong các sa khoáng tại Lục Yên cũng gặp loại spinen có màu đỏ và hồng đỏ, tuy nhiên nhiều khi ta cũng gặp loại spinen có màu đỏ phớt nâu hoặc màu lam (rất dễ nhầm với saphia). Trong đá gốc gặp các tập đá hoa chứa spinen phát triển rộng rãi tại mỏ Lục Yên. Spinen thường có màu đỏ, đỏ phớt nâu, nâu phớt tím. Tinh thể dạng bát diện, kích thước tinh thể rất thay đổi từ 0,5cm tới 4-5cm, đục và ít có giá trị trang sức chỉ thích hợp làm mẫu sưu tập. Các khoáng vật đi cùng với spinen bao gồm pagasit, humit, dolomit,…Trong những năm gần đây, một lượng lớn spinen trong đá gốc được khai thác dùng làm mẫu sưu tập và làm đá cảnh, đá trang trí. Các sản phẩm tinh thể vụn có kích thước nhỏ được tận dụng để sản xuất tranh đá quý. Hình 7. Spinen các màu mỏ Lục Yên và spinel trong đá gốc được dùng làm đá cảnh, đá trang trí Zircon Zircon được khai thác nhiều trong các sa khoáng liên quan tới basalt miền nam Việt Nam và chúng thường đi kèm với saphia tại Kon Tum, Đak Lak, Gia Lai, Lâm Đồng và Bình Thuận. Chúng thường là không màu, nâu nhạt, đỏ nâu, cam nhạt và đôi khi có màu vàng nhạt. Loại kích thước bé độ trong suốt thường cao hơn loại kích thước lớn. Kích thước các tinh thể thường gặp từ 0,2cm – 1,5cm. Peridot Peridot được khai thác chủ yếu tại hai mỏ Hàm Rồng và Biển Hồ (Lâm Đồng), chúng thường có màu lục olive tới màu lục vàng với kích thước tinh thể nhiều khi tới 2x4x4cm. Tuy nhiên loại thường gặp nhất là từ 0,6-1,5cm. Trong sa khoáng peridot thường có độ rạn nứt cao, tỷ lệ sử dụng để sản xuất hàng trang sức khoảng 15-20%, số 10 còn lại thường có kích thước nhỏ hoặc rạn nứt mạnh thích hợp cho sản xuất tranh đá quý. Hình 8. Peridot mỏ Hàm Rồng Thạch anh, opan, canxedon Các biến thể thuộc nhóm thạch anh được phát hiện tại nhiều nơi, nhưng chủ yếu cũng là liên quan tới các trường pegmatit lớn. Thạch anh pha lê và thạch anh ám khói được khai thác nhiều tại Xuân Lẹ (Thanh Hoá), Thạch Khoán (Vĩnh Phúc) và Kỳ Sơn (Nghệ An). Thạch anh màu tím (ametit) gặp nhiều tại Đơn Dương (Lạng Sơn) và Gia Lai tuy nhiên chúng thường có kích thước nhỏ và màu nhạt. Thạch anh đen (morion) gặp ở Lộc Tân (Lâm Đồng). Thạch anh hồng được khai thác nhiều tại Đà Nẵng và một số tỉnh Tây Nguyên và chúng thích hợp cho việc sản xuất hàng mỹ nghệ. Opan, canxendon được khai thác nhiều tại một số tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum,…). Tỷ lệ opan thường rất ít, và chúng thường có màu không đẹp cũng như độ trong suốt không cao. Canxedon gặp nhiều hơn và gặp ở nhiều màu khác nhau: trắng đục, nâu, vàng, lục xám, đỏ,…và các dải màu xen kẽ nhau. Kích thước các khối canxendon nhiều khi tới hang tấn hoặc hang chục tấn. Trong những năm gần đây một khối lượng lớn loại này đã được khai thác và sử dụng làm mẫu trưng bày, đá phong thuỷ, tỷ lệ dùng được để sản xuất hàng trang sức rất thấp. 11 Hình 9. Canxedon Tây Nguyên Ngọc trai Việt Nam có vùng biển dài và rất thích hợp cho việc nuôi cấy ngọc trai. Hiện nay, ngọc trai được nuôi cấy chủ yếu tại Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang). Về màu sắc, ngọc trai nuôi cấy tại các vùng biển của Việt Nam thường có màu trắng, vàng nhạt. Một số nơi tại Phú Quốc đó cho ngọc trai màu đen giống loại ngọc trai vùng Biển Bắc. Kích thước viên ngọc thường 5-8mm, loại lớn hơn 9mm hiếm hơn. 12 Hình 10. Xưởng cấy ngọc Công ty Taiheju Shinju Một số loại đá quý khác Jadeit và nephrit: Ngọc jadeit và nephrit đó được phát hiện tại Cò Phương (Sơn La), trong các đá biến chất cao thuộc cấu trúc sông Mó. Tuy nhiờn về chất lượng chúng thường có màu xấu (lục rất nhạt đến trắng đục) và chứa nhiều bao thể tạp chất, thích hợp cho việc sản xuất hàng mỹ nghệ điêu khắc, việc làm hàng trang sức thì hầu như không thể. Tektit: Tektit được phát hiện nhiều nơi ở Việt Nam từ bắc đến nam. Loại kích thước lớn thường được tỡm thấy tại Kon Tum, Lâm Đồng và Phú Quốc. Một số khu vực tại biên giới giữa Việt Nam và Lào cũng là những nơi phát hiện nhiều tektit. Fluorit: Fluorit được khai thác nhiều tại hai khu vực là Xuân Lãnh (Phú Yên) và Đông Pao (Lai Châu). Về màu sắc chúng thường có màu lục nhạt, tím nhạt hoặc các màu xen kẽ giữa chúng. Kích thước các tinh thể nhiều khi tới 10cm độ trong suốt từ bán trong tới đục. Loại trong suốt có thể mài faxet để sản xuất hàng trang sức, loại đục thường được dùng để làm tranh đá quý. 13 14 Amazonit: Là biến thể màu lục của nhóm feldspat gặp nhiều trong các thân pegmatit vùng Lục Yên (Yên Bái) chúng thường đi cùng với tổ hợp khoáng vật tuamalin, thạch anh và mica. Kích thước các tinh thể nhiều khi tới 5-10cm chiều ài và 3-4 cm đường kính. Loại trong suốt có thể mài faxet để sản xuất hàng trang sức, loại đục thường được làm mẫu sưu tập hoặc mài cabochon, điêu khắc mỹ nghệ. KẾT LUẬN Cho đến nay các loại đá quý có giá trị kinh tế cao đã phát hiện được ở Việt Nam là ruby, sapphire, spinel, aquamarine, topaz. Những loại đá quý này phân bố trên những vùng sinh khoáng khác nhau ở miền bắc Việt Nam như ruby, spinel trong đá hoa thuộc các hệ tầng đá biến chất dọc theo đứt gãy sông Hồng. Topaz, aquamarin trong các thành tạo pegmatit liên quan đến các đá magma axit các tỉnh Thanh Hóa và Vĩnh Phúc. Tại miền nam Việt Nam, các loại đá quý có giá trị kinh tế phải kể đến là sapphir, zircon, peridot được thành tạo liên quan đế các đá basalt tuổi Kainozoi. Trong các khu vực này, nhiều các điểm đá quý mới được phát hiện nhưng chưa có sự đầu tư để thăm dò chi tiết. Bên cạnh đó, những năm gần đây, một lượng lớn đá canxedon được khai thác tại nhiều tỉnh Tây Nguyên để phục vụ mục đích trang trí, mỹ nghệ và phong thủy. Tuy nhiên việc quản lý của Nhà nước đối với loại đá quý này vẫn còn bỏ ngỏ, gây thất thoát không nhỏ. Một số loại đá quý khác có quy mô nhỏ hơn và phát hiện được ở nhiều nơi như tuamalin, thạch anh, tektit, peridot cũngcó một vai trò khá quan trọng cho ngành công nghiệp đá quý Việt Nam. Với một dải bờ biển dài hơn 3000km và có nhiều vũng, vịnh kín là nơi thích hợp cho nuôi cấy ngọc trai. Tuy nhiên việc đầu tư và phát triển ngành này vẫn chưa được đầu tư nhiều và có thể nói đó là một sự lãng phí lớn đối với những điều kiện mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước chúng ta. Trải qua gần 30 năm, ngành công nghiệp đá quý và trang sức của Việt Nam đang ngày một định hình và phát triển dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có. Ngoài những loại đá quý có giá trị cao để làm xuất khẩu và làm hàng trang sức thì người dân Việt Nam đã biết tận dụng các mảnh vụn, các viên đá quý nhỏ để làm tranh đá quý và sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ. Điều này đã tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, không những tận dụng được nguồn tài nguyên quý giá mà cọn mang lại một hiệu quả kinh tế cao. Hình 11. Tranh đá quý được sản xuất từ những mảnh vụn của nhiều loại đá khác nhau TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Quân và nnk (1998), Báo cáo nghiên cứu xác lập các tiền đề địa chất và dấu hiệu tìm kiếm đá quý, bán quý trong trầm tích biến chất cao dải bờ trái sông Hồng, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. 2. Nguyễn Kinh Quốc (Chủ biên) và nnk (1995), Nguồn gốc, quy luật phân bố và đánh giá tiềm năng đá quý, đá kỹ thuật Việt Nam, Báo cáo tổng kết Đề tài KT 01-09, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. 3. Nguyễn Kinh Quốc và nnk (1995), Tiềm năng đá quý Việt Nam, Báo cáo Hội nghị KHĐC lần thứ 3, Hà Nội. 4. Trần Xuân Toản, Nguyễn Hữu Tý (1995), Địa chất và nguồn đá quý miền Nam Việt Nam, Báo cáo Hội nghị KHĐC lần thứ 3, Hà Nội. 5. Phạm Văn Long (2003), Nghiên cứu đặc điểm tinh thể khoáng vật học và ngọc học của ruby, saphia hai vùng mỏ Lục Yên (Yên Bái) và Quỳ Châu (Nghệ An), Luận án Tiến sĩ Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 15 16 6. Phạm Văn Long, Virginie Garnier, Gaston Giuliani, Daniel Ohnenstetter, Hoàng Quang Vinh, Phan Trọng Trịnh, Dietmar Schwarz (2004), “Gem corundum deposits in Vietnam”, Journal of Gemmology, 29(3), p. 129-147. 7. Phạm Văn Long, Hoàng Quang Vinh, Virginie Garnier, Gaston Giuliani, Daniel Ohnenstetter (2004), “Marble-hosted ruby from Vietnnam”, Canadian Gemmologist, 25(3), p. 83-94. 8. Pham Van Long, Hoàng Quang Vinh, Virginie Garnier, Gaston Giuliani, Daniel Ohnenstetter, (2004), “Gemstones in Vietnam: a Review”, Australian Gemologists, Vol.24. GENERAL OUTLINES OF PRECIOUS STONES IN VIET NAM PHAM VAN LONG1 , PHAM DUC ANH1 , PHAM THI THANH HIEN2 1 Centre of Research and Checking up for Precious Stones and Gold 2 Section of Mineral Raw Materials, University of Mining and Geology Geological researches and surveys in Viet Nam have been indicating a high potential in precious stones in the country. In the recent decades, numerous gem deposits, especially those of ruby and sapphire, were discovered in different areas. In North Viet Nam, corundum was discovered in the Luc Yen (Yen Bai Province) and Quy Chau (Nghe An Province) areas, in primary deposits distributed in metamorphic rocks and in placer deposits. In secondary deposits, ruby and sapphire are associated with spinel and garnet. In South Viet Nam, sapphire is related to alkaline basalts with blue colour of economic value. Sapphire has been recovered together with zircon and peridote from placers. Other precious stones exploited in Viet Nam consist of aquamarine, beryl, topaz, quartz crystals (amethyst, citrine, morion), tektites, fluorite, opal, chalcedony, jadeite, nephrite and amazonite. Ruby, sapphire and pearl provide important commercial exchange in the gemstone market in Viet Nam and foreign countries.

did something