Site icon GCR – KIỂM ĐỊNH ĐÁ QUÝ – ĐÀO TẠO

BERYL

5/5 - (1 bình chọn)

BERYL

Beryl là một loại khoáng vật nhôm, berili silicat có công thức hóa học Be3Al2(SiO3)6. Tinh thể của nó kết tinh theo hệ sáu phương với kích thước từ rất nhỏ đến vài mét. Các tinh thể cụt tương đối hiếm gặp. Beryl tinh khiết không màu, nhưng nó thường có lẫn tạp chất, khi đó nó cho màu lục, lam, vàng, đỏ, và trắng

Beryl có nhiều màu sắc khác nhau được tìm thấy chủ yếu trong các mạch pegmatit granit, nhưng cũng có trong đá schist mica thuộc dãi Ural, và đá vôi ở Colombia. Beryl thường cộng sinh với các thân quặng thiếc và tungsten. Beryl được tìm thấy ở châu Âu ở Na Uy, Áo, Đức, Thụy Điển (đặc biệt là morganit), Ireland và Nga, cũng như ở Brazil, Colombia, Madagascar, Mozambique, Nam Phi, Hoa Kỳ, và Zambia. Các vị trí có beryl của Hoa Kỳ ở California, Colorado, Connecticut, Georgia, Idaho, Maine, New Hampshire, North Carolina, Nam Dakota và Utah. Pegmatit ở New England tạo ra các tinh thể beryl lớn nhất, bao gồm một tinh thể khối ở mỏ Bumpus, Albany, Maine với kích thước 5,5 x 1,2 m và khối khoảng 18 tấn; đây là khoáng vật biểu tượng của bang New Hampshire Đến năm 1999, tinh thể tự nhiên lớn nhất được biết đến trong tất cả các loại khoáng vật là tinh thể beryl ở Malakialina, Madagascar, dài 18 mét và đường kính 3,5 mét, nặng 380.000 kilogram.

THÔNG TIN CHUNG CỦA BERYL

Aquamarin: Brasil, Myanma, Madagasca, Namibia, Nigeria, Mỹ, Nga

Emerald: Afghanistan, Brasil, Colombia, Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi, Nga, Zambia, Zimbabwe

Heliodor: Brasil, Madagasca, Namibia, Mỹ

Morganit: Brasil, Madagasca, Mỹ, Zimbabwe

YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG BERYL

MÀU SẮC

Bixbite Red beryL
Emerald Color

ĐỘ TINH KHIẾT

Bixbite đỏ

KIỂU CHẾ TÁC

Kiểu chế tác Bixbite

TRỌNG LƯỢNG

Bixbite (beryl đỏ)
Exit mobile version