Ánh là đặc tính của một chất, gây nên bởi sự phản xạ ánh sáng từ bề mặt của nó. Chiết suất càng cao thì khả năng phản xạ ánh sáng chiếu tới càng lớn dẫn đến ánh càng mạnh. Với khoáng vật, người ta phân biệt các loại ánh sau:
- Ánh thủy tinh, đặc tính của khoáng vật có chiết suất n=1.3 – 1.9: corundum, topaz, thạch anh ….
- Ánh kim cương, đặc tính của khoáng vật có chiết suất n=1.9 – 2.6: zircon, kim cương, cassiterite …
- Ánh bán kim, đặc tính của khoáng vật có chiết suất n=2.6-3.0: hematit, cuprit…
- Ánh kim loại, đặc tính của khoáng vật có chiết suất n>3.0: vàng, bạc, đồng, pyrit, galena….
Ngọc càng có ánh mạnh thì càng đẹp và có giá trị càng cao.
Các ánh trên được quan sát ở mặt vỡ bằng phẳng, ví dụ mặt cát khai của khoáng vật đá quý, trong trường hợp mặt phản xạ không bằng phẳng, ví dụ mặt vỡ không bằng phẳng hoặc từ nhiều mặt do đá quý ở dặng tập hợp vi tinh, hạt, sợi… đá quý sẽ có ánh nhựa, ánh sáp, ánh lụa,… do ánh sáng khi phản chiếu từ bề mặt khoáng vật bị tán xạ.
Ánh ở đây là sự phản xạ từ các mặt phẳng gương của đá quý. Nếu đá quý không có mặt phẳng lý tưởng, ánh sáng phản chiếu bị phân tán đi thì tạo ra ánh mỡ (nephrit, soapstone); Nếu bề mặt sần sùi nhiều hơn, nó có ánh sáp (turquoise, jadeit); ngoài ra còn có ánh nhựa (hổ phách); ánh xà cừ (ngọc trai); ánh tơ (satin spar). Đá không có ánh được gọi là xỉn.
Ánh xỉn (Dull luster) ví dụ kaolinite và montmorillonite.
Ánh nhựa (Resinous luster): thạch anh, canxit
Ánh ngọc – ánh xà cừ (Pearly luster): ngọc trai
Ánh mỡ (Greasy luster) opal, halite
Ánh tơ (Silky luster)
Ánh thủy tinh (Vitreous luster)
Ánh kim cương (Adamantine luster)