Thạch anh dâu tây không phải là một thuật ngữ chính xác trong đá quý nhưng thường được sử dụng trên thị trường buôn bán đá. Nó là thạch anh pha lê với nhiều bao thể hematie dạng mảnh hoặc que, làm cho viên đá có màu hồng đến đỏ (D.I. Belakovskiy, “New acquisitions of the Fersman Mineralogical Museum, Russian Academy of Sciences (1997–2001),” New Data on Minerals, Vol. 38, 2003, pp. 101–112). Thạch anh dâu tây, do sản lượng khai thác còn hạn chế và kích thước của đá thô, thường được chế tác thành hạt, viên cabochon hoặc facet, hoặc chạm khắc nhỏ, tất cả đều rất phổ biết ở thị trường Đài Loan.
Gần đây, một vòng tay được gửi đến kiểm định tại TULAB, được cho là thạch anh dâu tây (hình 1). Vòng tay có màu hồng phớt nâu và dưới kính hiển vi ngọc học có thể nhìn thấy có nhiều vảy màu hồng cam đến đỏ cam nhạt. Nó có chiết suất 1.54 và tỷ trọng 2.60. Vảy bên trong có thể nhìn thấy nhờ chiếu đèn bút – penlight. Vật chất được tìm thấy dưới kính hiển vi phân cực là tập hợn ty thể thông qua soi kính phân cực và phát sáng dưới flash.( khó hiểu, cô dịch lại là vảy bên trong có thể nhìn thấy nhờ chiếu dèn bút- penlight)
Để xác định được vật chất này và các bao thể của nó, chiếc vòng được phân tích bằng phổ Raman và cơ sở dữ liệu RRUFF. Người ta đã tìm thấy rằng, vật liệu này thực sự là thạch anh đa tinh thể và chứa các vảy muscovit (KAl2(Si3Al)O10(OH,F)2) màu đỏ (Hình 2). Phân tích SEM – EDS của bao thể với bề mặt đã xác minh thêm là muscovit chứa sắt. Tuy nhiên, phân tích EDXRF cho thấy một lượng nhỏ mangan ngoài sắt. Nói cách khác, chiếc vòng này nên được xác định là thạch anh aventurine màu hồng nâu do chứa các tạp chất muscovite từ hồng đến đỏ.
So sánh với những thạch anh dâu tây có chứa bao thể hematit, muscovit đỏ cho thấy khác biệt nhỏ dưới kính hiển vi : các bao thể hematit trong thạch anh dâu tây thường có dạng dải hoặc lục giác, hoặc dạng vảy không đều với màu đỏ từ trung bình đến đậm (hình 3, trái); trong khi, hầu hết các bao thể muscovit có dạng vảy tròn, màu đỏ cam trung bình (hình 3, phải).
Hơn nữa, phổ hấp thụ ánh sáng nhìn thấy của vòng tay đã được phân tích và so sánh với phổ của mica trên máy quang phổ khoáng vật của Caltech. aventurine hồng có đỉnh hấp thụ tại 445, 454,515 và 548 nm, phù hợp với phổ của alurgit (GRR727 lưu trữ trong máy chủ quang phổ khoáng vật của Caltech), là một loại muscovit có màu tím đỏ.
Vì “thạch anh dâu tây” không phải là một tên thương mại được xác định chặt chẽ, người tiêu dùng nên lưu ý rằng trên thực tế có nhiều loại thạch anh khác nhau với nhiều loại bao thể khác nhau được bán trên thị trường với cùng một tên thương mại. Là một loại vật chất thạch anh dâu tây không điển hình, aventurine hồng với alurgit có thể được phân biệt với thạch anh dâu tây với bao thể hematit thông qua các phương pháp kiến phân cực, kính hiển vi và phổ Raman.
Dịch từ “Pink Aventurine Quartz with Alurgite Inclusions, Gems & Gemology, Fall 2021, Vol. 57, No. 3” bởi GCR