Site icon GCR – KIỂM ĐỊNH ĐÁ QUÝ – ĐÀO TẠO

Serpentin

5/5 - (3 bình chọn)

Serpentin

Serpentin là tên gọi của một nhóm khoáng vật tạo đá phổ biến. Nhóm này gồm các khoáng vật silicat lớp của sắt magie hydroxit ((Mg,Fe)3Si2O5[OH]4). Chúng có thể chứa một lượng nhỏ các nguyên tố khác như crom, mangan, coban và nickel. Trong khoáng vật học và địa chất học, nhóm serpentin có thể gồm 20 dạng biến thể. Tùy vào các nguyên tố phụ tham gia vào trong cấu trúc, các biến thể này không phải lúc nào cũng dễ nhận dạng. Có 3 dạng đồng hình quan trọng của serpentin là antigorite, clinochrysotile, lizardite và 2 dạng đồng hình khác là orthochrysotile, parachrysotile.

serpentine

Công thức hóa học và hệ tinh thể

Công thức hóa học và hệ tinh thể của các khoáng vật này như sau:

serpentine thiên nhiên

Cấu trúc của các khoáng vật serpentine bao gồm các lớp tứ diện silicat liên kết thành các tấm. Giữa các lớp silicat là các lớp Mg(OH)2. Các lớp Mg(OH)2 này được tìm thấy trong khoáng vật brucit và được gọi là các lớp brucit. Cách mà các lớp brucite xếp chồng lớp với các lớp silicat tạo nên đa hình của các khoáng serpentine. Việc xếp chồng lên nhau không hoàn hảo và bị ảnh hưởng của việc uốn các lớp.

serpentine

Serpentin có chất lượng ngọc được sử dụng để chế tác đá quý như mặt đá, vòng tay, chuỗi hạt, tạc tượng, hay sử dụng để làm đá cảnh.

Serpentin khi xem bằng mắt thường dễ bị nhầm lẫn với các đá như ngọc cẩm thạch nephrite, jadeit, canxedon….

Serpentine được chế tác thành trang sức: vòng tay, mặt dây, tượng đá
Serpentine thiên nhiên

Tên khoa học

Tên khoa học: đá serpentin (serpentine)

Thành phầnMg3(OH)4(Si3O5)
Hệ tinh thểMột nghiêng
Độ trong suốtTrong suốt đến không thấu quang
Dạng quenTập hợp vi tinh thể
Độ cứng Mohs2,5-5,5
Tỷ trọng2,44-2,62
Cát khaiHoàn toàn
Vết vỡVỏ sò, lỗ chỗ, dai
Biến loại (màu sắc)Bastit: lấp lánh ánh lụaBowenit: màu xanh táoWiliamsit: màu lục ánh dầu
Màu vết vạchTrắng
ÁnhÁnh dầu đến ánh lụa
Đa sắcKhông
Chiết suất1,560-1,571
Lưỡng chiết và dấu quang0,008-0,014; dương
Biến thiên chiết suấtKhông
Phát quangWilliamsit: yếu (phớt lục)
Phổ hấp thụBowenit: 492, 464
Tổng hợp và xử lýChưa được tổng hợp và xử lý

Bảng: Các tính chất của serpentin

Nguồn gốc: Do biến đổi nhiệt dịch các đá siêu mafic chứa olivin và pyroxen; ngoài ra còn gặp trong các đới biến chất nhiệt của đá vôi dolomit.

Serpentin được tạc thành tượng và hình con voi

Những nơi phân bố chính: Afganistan, Trung Quốc, New Zealand, Mỹ. Ở Việt Nam serpentin phân bố ở Sơn La, Thanh Hóa.

Exit mobile version