Khi kim cương đen ngày càng được sử dụng nhiều trong những năm gần đây, thì nhiều loại làm giả chúng đã xuất hiện. Trong đó, moisanit tổng hợp màu đen thường được sử dụng trong trang sức, cũng như đá tổng hợp CZ, B4C … (Kammerling, nnk, 1991; Li, nnk, 2011; Choudhary 2013).
Gần đây, một mặt dây chuyền gắn 22 viên đá màu đen được gửi tới phòng giám định của Trung tâm kiểm định Đá quý Quốc gia (NCTC) ở Bắc Kinh để kiểm định (Hình 1, ở giữa). Do độ mờ đục của hầu hết kim cương đen, nên phổ hồng ngoại biến đổi (FTIR) không thể đo được phổ, tuy nhiên, phổ Raman lại có thể nhanh chóng phân biệt kim cương với các loại thay thế. Phổ Raman của những viên đá màu đên trên mặt dây được mang tới kiểm định tất cả đều được xác định là kim cương, trừ một viên không có phổ 1332cm-1 của kim cương; nó được xác định là saphir.
Tất cả các viên đá trên mặt dây đều có ánh mạnh với chế tác và độ bóng hoàn hảo, khó có thể xác định được đá thay thế ngay cả dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ cơn, viên saphir đen cho thấy bề mặt thô hơn, các cạnh ít sắc nét và ánh yếu hơn một chút (Hình 1, bên trái) khi so sánh với bề mặt nhẵn, các cạnh sắc nét và ánh của viên kim cương (Hình 1, bên phải). Ngoài ra, khi được chiếu sáng bằng nguồn sáng sợi quang, viên saphir gần như không thấu quang, trong khi các viên kim cương thì bán trong. Đây là lần đầu tiên chúng tôi bắt gặp một viên saphir đen giả kim cương. Điều này nhắc nhở rằng nhiều loại vật liệu màu đen kích thước nhỏ đang được trộn với kim cương để chế tác đồ trang sức. Ngoài quang phổ Raman, các phương pháp khác như dùng DiamondView và kiểm tra độ dẫn nhiệt cũng rất hữu ích trong việc xác định vật liệu thay thế kim cương đen trên đồ trang sức.
Theo: Yang Wang, Zhonghua và Ting Zheng, NGTC, Quảng Châu và Bắc Kinh, Trung Quốc/ The Journal of Gemmology, 2022.