Site icon GCR – KIỂM ĐỊNH ĐÁ QUÝ – ĐÀO TẠO

Các tiêu chuẩn đánh giá giá trị Ngọc

4.2/5 - (9 bình chọn)

1.Đẹp

Đẹp là tiểu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất cho bất cứ loại ngọc nào. Chất liệu phải đẹp về nhiều phương diện, trong đó, trước tiên và quan trọng nhất là mầu sắc đẹp, lạ, hấp dẫn. Ánh phản xạ phải mạnh, tạo độ chói hay lấp lánh khi có ánh sáng chiếu tới. Độ trong suốt cao, cho nhiều ánh sáng đi qua, càng ít khuyết tật như độ vẩn đục, nứt nẻ… thì càng tốt. Một số chất liệu được gọi là ngọc nhờ có các hiệu ứng quang học đặc biệt làm tăng vẻ đẹp của chúng như hiệu ứng sao (ruby sao, saphir sao…), mắt mèo (thạch anh…) , ánh xà cừ (labradorit…), hiệu ứng múa màu (opal quý…)

Các tiêu chuẩn đánh giá giá trị Ngọc

2. Bền vững

Chất liệu ngọc phải bền về mặt cơ học và hóa học. Nó phải cứng, dai, chịu được các va chạm, phải bền vững trước các tác động hóa lý của môi trường thường ngày như ánh sáng, không khí, nước….

Các tiêu chuẩn đánh giá giá trị Ngọc

3. Hiếm

Tiêu chuẩn này có tính xã hội. Ngọc càng hiếm, càng khó kiếm thì giá trị càng cao.

Các tiêu chuẩn đánh giá giá trị Ngọc

Ngoài ba tiêu chuẩn cơ bản trên, còn phải kể đến một số tiêu chuẩn khác như kích thước, tính thị hiếu, tính gọn lẹ, tính ổn định về mặt giá trị kinh tế. Viên thô có kích thước tối thiểu đủ để chế tác thành sản phẩm thương mại, thường phải lớn hơn 2mm. Ngoài ra, giá trị viên ngọc càng tăng khi kích thước càng lớn.

Các tiêu chuẩn đánh giá trị của viên ngọc, Ngọc phải đáp ứng thị hiếu của con người, loại ngọc nào càng được nhiều người ưa chuộng thì giá trị của nó càng cao. Tính ổn định về giá trị kinh tế (giá cả) cho phép dùng ngọc như một đơn vị tài chính, có thể trao đổi, tích lũy. Tính gọn lẹ cho phép dễ vận chuyển, bảo quản một loại mặt hàng có giá trị cao.

Theo “Ngọc học và Thế giới Đá quý” của PGS. TS Ngụy Tuyết Nhung (chủ biên)

Exit mobile version