APATIT (APATITE)
Apatit, còn được viết là a-pa-tít, là một nhóm các khoáng vật phosphat bao gồm hidroxylapatit, floroapatit và cloroapatit. Các loại apatit này được gọi tên do trong thành phần tinh thể của chúng có chứa các ion OH⁻, F⁻ và Cl
- Thành phần: Ca5 (F,Cl)(PO4)3
- Hệ tinh thể: Sáu phương
- Độ trong suốt: Trong suốt
- Dạng quen: Lăng trụ (kết thúc bằng tháp đôi cụt)
- Độ cứng Mohs: 51/2
- Tỷ trọng: 3,20 (3,16 – 3,23)
- Cát khai: Không rõ
- Vết vỡ: Vỏ sò
- Biến loại (màu sắc): Lam, lục, vàng, tím, hồng, không màu.
- Màu vết vạch: Phớt lục
- Ánh: Thuỷ tinh
- Đa sắc: – Lam: rất mạnh (lam/vàng)
- – Lục: rõ (vàng/lục)
- Chiết suất: 1,628 – 1,649
- Lưỡng chiết và dấu quang: 0,002 – 0,006; âm
- Biến thiên chiết suất: Thấp (0,013)
- Phát quang: Apatit vàng: tím đến hồng
- Phổ hấp thụ: – Apatit vàng và lục: 597, 585, 577, 533, 529, 527, 525, 521, 514, 469
- – Apatit kam: 512, 507, 491, 464
- Tổng hợp và xử lý: Chưa được tổng hợp và xử lý
- Nguồn gốc: Thành tạo trong các đá xâm nhập và đá vôi biến chất
- Những nơi phân bố chính: Brasil, Myanma, Canada, Mexico, Sri Lanka, Mỹ
YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG
MÀU SẮC
ĐỘ TINH KHIẾT
KIỂU CHẾ TÁC
TRỌNG LƯỢNG
Ở Việt Nam, quặng apatit Lào Cai được khai thác chủ yếu để chế tạo phân bón cho nông nghiệp. Quăng apatit Lào Cai giàu hàm lượng P2O5 được nhà máy Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao sử dụng để sản xuất phân bón. Loại có hàm lượng P2O5 nghèo hơn được sử dụng để làm phân lân nung chảy và loại quặng nghèo có hàm lượng P2O5 dưới 18% được sử dụng để tuyển nổi làm giàu tại Nhà máy Tuyển quặng apatit ở Lào Cai.
APATITE
Sau khi tuyển nổi, hàm lượng quặng tinh P2O5 đạt trên 32% cũng được sử dụng để sản xuất phân bón. Một lượng nhỏ quặng apatit tại Lào Cai cũng được sử dụng trực tiếp để sản xuất phốt-pho vàng. Apatiie